Khi nói về tính đặc trưng và sự phát triển của nền công nghiệp bao bì giấy trong khu vực Châu Á, chúng ta không thể không nhắc đến các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… với những các thể hiện rất riêng trong quan niệm, tư duy, sáng tạo cũng như cách sử dụng bao bì. Đặc biệt đối với người Nhật, mỗi ấn phẩm bao bì giấy không chỉ để chứa đựng sản phẩm mà còn chứa đựng tâm tư, tình cảm giống như một tâm hồn thật sự.
Thổi hồn vào các sản phẩm bao bì giấy
Từ lâu, đất nước mặt trời mọc đã nổi tiếng với nghệ thuật gói quà bằng vải Furoshiki vô cùng độc đáo hoặc nghệ thuật xếp giấy Ogami tinh tế và sáng tạo, và các mẫu bao bì cũng không phải ngoại lệ. Nếu như các sản phẩm in bao bì của phương Tây mang nét hiện đại phóng túng và tự do, thì các ấn phẩm in hộp giấy của Á Đông yêu cầu cao về sự cân đối, hài hòa và hơi hướng của tín ngưỡng vật linh. Thiết kế bao bì của Nhật Bản là sự kết hợp đặc biệt của hai dòng yếu tốt cổ truyền và hiện đại.
Nhận xét về nền công nghiệp in ấn, sản xuất bao bì của Nhật Bản, theo trang Thế giới văn hóa: “Nhật Bản có truyền thống nghệ thuật in đậm bản sắc riêng của dân tộc - chất thiền tĩnh lặng mà ngầm chảy... đã thổi hồn vào sản phẩm công nghiệp, mang lại cho sản phẩm và bao bì những vẻ đẹp mới lạ”. Người Nhật quan niệm rằng, bao bì không chỉ dùng để chứa đựng, bảo quản hay vận chuyển sản phẩm, mà nó còn là chỗ ở tạm của những vật chất đang hiện hữu. Khi sản phẩm được người tiêu dùng sử dụng trong cuộc sống, nghĩa là chúng đã vượt thoát khỏi giới hạn của mình.
“Của cho không bằng cách cho”, việc lựa chọn và sử dụng loại bao bì đều góp phần thể hiện cách trao tặng, tâm tình, ý nghĩa ẩn sau mỗi sản phẩm. Những ý nghĩa tâm linh này xuất phát từ nền văn hóa cổ xưa khi người Nhật cho rằng có một sức sống tồn tại trong mỗi sản phẩm bao bì, cho dù đó là vỏ hộp giấy hay sản phẩm thùng carton. “Tư duy thầm kín của họ đã được phát hiện bởi kết quả của khoa nhân chủng học, cho thấy có yếu tố tinh thần mạnh mẽ trong việc bao gói sản phẩm. Người Nhật đã nâng việc bao gói thuần túy trở thành nét văn hóa cao siêu (nhất là văn hóa bao bì giấy và gỗ)”.
Những phần cơm xinh xắn được bao gói trong những bao bì tinh tế, đơn giản.
Các thiết kế bao bì của Nhật Bản phản chiếu phong cách, lối sống tinh giản của họ trong việc giảm thiểu các họa tiết thừa rối mắt, kết hợp tông màu cân đối hài hòa… Quan điểm sáng tạo xuyên suốt của Nhật Bản là đơn giản và hiệu quả.
Nền văn hóa lâu đời độc đáo cùng tín ngưỡng vật linh đã thổi hồn và sức sống vào các thiết kế bao bì giấy, tạo nên nét đặc trưng không thể trộn lẫn của Nhật Bản.
Bao bì giấy – Bao gói sự tỉ mỉ và chiều sâu ý nghĩa
Ai cũng biết giấy có thể tái chế 6 lần trước khi bị chôn vùi và phân hủy hoàn toàn. Thế nhưng đó không chỉ đơn giản là công việc tái chế.
Mỗi sản phẩm bao bì đều chứa đựng một sức sống kỳ lạ, quá trình dài từ lúc chúng được thiết kế thành hình hài hoàn chỉnh cho đến khi tới tay người tiêu dùng thật không hề đơn giản. Thế nhưng, số phận của các bao bì lại quá đỗi ngắn ngủi, chúng bị vứt bỏ thành phế loại ngay sau khi mở gói.
Thế nên, việc tái chế mỗi hộp giấy bỏ đi là cách tạo ra đời sống thứ hai cho chúng. Các nhà thiết kế chế bản tiếp tục tìm tòi, sáng tạo và sản xuất những ấn phẩm bao bì tái chế nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng tương đương sản phẩm đầu. Quá trình tuần hoàn này khiến cho vòng đời của mỗi bao bì trở nên trọn vẹn hơn, phát huy được hết công dụng của chúng.
Giá trị của những quả cà chua tăng lên đáng kể chẳng phải nhờ những chiếc bao bì dễ thương như thế này hay sao?
Sự tỉ mỉ và độc đáo của người Nhật không chỉ thể hiện ở nghệ thuật xếp giấy Ogami, nghệ thuật pha và thưởng thức trà đạo, hay trang phục Kimono truyền thống… Tính cách này còn được thấm nhuần trong từng chiếc hộp giấy, cách gói hộp, đường xẻ rãnh răng cưa… Sự tỉ mỉ còn thể hiện ở những mẫu thiết kế hướng tới những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống.
Những mẫu bao bì của Nhật Bản với thiết kế răng cưa hoặc dây xé, họ cẩn thận đến mức ghi rõ điểm đặt tay và hướng để xé. Chia sẻ của blogger Tynaki “Một điểm thú vị trên bao bì của Nhật Bản là ghi rõ thành phần để người bị di ứng cẩn thận. Nhật Bản rất chú trọng vấn đề dị ứng. Khi tham gia giao lưu có ăn uống, họ sẽ cẩn thận hỏi bạn có bị dị ứng với món ăn nào không? Ví dụ sản phẩm trên đây sử dụng bột mì, đậu tương, lạc, thịt gà… ai dị ứng thì lưu ý không sử dụng.”
Tóm lại, các thiết kế bao bì chưa bao giờ dừng lại ở mức độ chứa đựng và bảo quản sản phẩm, nó đều ngầm chứa thông điệp, bài học, thậm chí văn hóa của doanh nghiệp, đất nước đó. Và bao bì của Nhật Bản còn đạt được nhiều hơn thế nữa…
Theo khangthanh.com
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023