Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940510240
Ngành sản xuất bao bì: Tìm lợi thế hẹp

 Các doanh nghiệp sản xuất bao bì nội địa đã có những đầu tư đáng kể để nắm bắt cơ hội mới.

 

 

Cách đây vài năm, Công ty Dart Chocolate phải nhập bao bì nước ngoài vì đòi hỏi mẫu mã, chất liệu cao cấp, kể cả kỹ thuật in ấn. Tuy nhiên, hiện nay, Công ty đã đặt hàng gia công tại Việt Nam, có giá rẻ hơn sản phẩm của Hàn Quốc khoảng 30%. Kinh nghiệm của Dart Chocolate cho thấy sự tiến bộ của các doanh nghiệp sản xuất bao bì Việt Nam.

Trước nhu cầu ngày càng đa dạng, theo đánh giá của ông Nguyễn Ngọc Sang, Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Việt Nam, các doanh nghiệp (DN) bao bì Việt Nam đang điều chỉnh chiến lược kinh doanh và đặc biệt là đầu tư quy mô lớn để chủ động đổi mới.

Đơn cử trước đây, các DN sản xuất đồ uống, thực phẩm phải nhập chai PET và hộp nhựa từ nước ngoài, nhưng hiện nay các công ty trong nước đã sản xuất thay thế và chiếm khoảng 80% thị phần cung ứng chai PET với hai công ty là Ngọc Nghĩa và Bảo Vân. Bên cạnh đó, các DN cũng đã đầu tư những dây chuyền công nghệ mới và cung ứng ra thị trường nhiều chủng loại bao bì cao cấp.

Chẳng hạn, bao bì của Tổng công ty Liksin không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm. Công ty CP Bao bì Tín Thành cũng vừa sản xuất được loại bao bì cao cấp sử dụng màng ghép phức hợp có chức năng gia tăng độ bảo quản, kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm mà không cần dùng chất bảo quản, có thể sử dụng trong dược phẩm...

Công ty TNHH Oai Hùng mới đầu tư 15 triệu USD xây dựng nhà máy GMP-bao bì dược phẩm với hai dây chuyền sản xuất màng nhôm và in chất lượng cao. Theo ông Ô Cẩm Tài, Tổng giám đốc Công ty, cả hai dây chuyền đều sử dụng công nghệ tiên tiến của Đức, sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi châu Âu và Mỹ, vốn là những thị trường khó tính...

 

Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa đạt hơn 2,2 tỷ USD, xuất khẩu sang 151 thị trường khắp thế giới; trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất với giá trị ước đạt 400 triệu USD, sau đó lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Indonesia, Đức. Theo Hiệp hội Bao bì Việt Nam, 66% giá trị xuất khẩu của ngành nhựa xuất phát từ bao bì.

 

Theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, sản xuất bao bì tại Việt Nam tăng trưởng bình quân từ 15 - 20%/năm, trong khi đó doanh số thị trường bao bì thế giới đạt 670 tỷ USD năm 2010, năm 2012 là 772 tỷ USD và ước tính đạt 820 tỷ USD vào năm 2016. Vì thế, cơ hội của ngành sản xuất bao bì Việt Nam còn rất lớn.

Tuy nhiên, khó khăn của các DN sản xuất bao bì trong nước là nguyên liệu giấy, giấy giả da, giả vải... vẫn phải nhập khẩu nên DN thường bị động về thời gian và thuế cao nên giá thành khó cạnh tranh. Bên cạnh đó, bao bì cho ngành dược trong nước vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong chiến lược phát triển của nhà máy, vì 138 đơn vị sản xuất dược phẩm chỉ mới chiếm khoảng 20% năng lực sản xuất của nhà máy.

Với bao bì nhựa, nhiều DN cũng cho rằng, hơn 50% số khuôn mẫu bao bì cứng và phần lớn thiết bị sản xuất bao bì nhựa mềm như máy in, máy ghép, máy thổi đều phải nhập khẩu. Việc đầu tư cho khuôn mẫu chất lượng cao rất tốn kém nhưng khả năng tiêu thụ chưa đủ lớn để tính toán khấu hao phù hợp với giá thành sản phẩm, trong khi đó, xác suất rủi ro ở ngành này khá cao.

Bà Nhan Húc Quân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Bao bì giấy nhôm New Toyo, nhìn nhận một khó khăn khác: "Cái khó của các DN bao bì là thuyết phục các DN sản xuất chịu thay đổi bao bì mới. Chẳng hạn, khi New Toyo đưa ra bao bì cách nhiệt (sử dụng cho mì gói) với nhiều lợi ích gia tăng và an toàn sức khỏe cho người sử dụng thì mới có Vifon hưởng ứng".

Mặt khác, do Công ty sản xuất theo tiêu chuẩn ISO nên nguyên liệu đầu vào rất nghiêm ngặt. Cụ thể, các nguyên liệu nhập khẩu phải là chính phẩm, không được nhập nguyên liệu lỗi nên giá thành cao. Trong khi đó, ông Cẩm Tài cho rằng, máy móc, thiết bị dù có hiện đại đến đâu nhưng nếu con người vận hành, quản lý không tốt thì cũng sẽ không thành công.

Vì vậy, Công ty đã đầu tư 500.000 USD cho thuê tuyển, đào tạo nhân sự và phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. "Những việc này không phải cứ có tiền là có thể làm được" cần phải có kế hoạch và sự hỗ trợ tổng thể, ông Tài nói.

Theo doanhnhansaigon.vn

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939