Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940510048
CÁCH CHUYỂN ĐỔI HỆ MÀU RGB SANG CMYK TRONG IN ẤN OFFSET

Màu sắc là một yếu tố phức tạp nhất trong quá trình sản xuất thùng carton in offset. Các hiện tượng lệch màu khi in ấn là điều thường xảy ra, do đó, việc tối ưu hóa hệ màu CMYK để tạo được các bản tách màu CMYK phù hợp với từng phương pháp in rất được cân nhắc. Màu sắc của thùng carton in offset phải thật chân thực, sống động, tạo nên những cảm quan cụ thể cho người dùng.

Theo nghiên cứu, tới 85% quyết định mua hàng của người tiêu dùng chịu tác động từ màu sắc. Do đó, việc nghiên tối ưu hóa màu sắc in ấn được xem là một yếu tố ảnh hưởng sống còn đến sản phẩm. Vậy hệ màu CMYK là gì và phương pháp ứng dụng hệ màu này trong sản xuất bao bì carton in offset như thế nào?​

1. Khái niệm về hệ màu CMYK
Hệ CMYK là hệ màu mà các màu sắc được sản sinh từ việc kết hợp 4 màu sau:

  • Màu C: Màu xanh lơ (Cyan)
  • Màu M: Màu cánh sen – hồng sẫm (Magenta)
  • Màu Y: Màu vàng (Yellow)
  • Màu K: Màu đen ( Black)

Đây là hệ màu trừ vì đây là những màu mà chúng ta thấy được nhờ sự phản xạ anh sáng chứ không có khả năng tự phát sáng. Ví dụ khi ta thấy một vật màu đỏ, vật này đã hấp thụ các bước sóng của màu khác và phản xạ lại bước sóng màu đỏ tới mắt của người nhìn. Hệ màu CMYK là hệ màu thường sử dụng trong in ấn offset cho các sản phẩm như thùng carton, các ấn phẩm POSM, namecar
 

2. Nguyên lý cơ bản của hệ màu CMYK


Nguyên lý làm việc của CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà chúng ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Trong CMYK hồng sẫm cộng với vàng sẽ cho màu đỏ, cánh sen cộng với xanh lơ cho màu xanh lam, xanh lơ kết hợp với vàng sinh ra màu xanh lá và tổ hợp của các màu xanh lơ, cánh sen và vàng tạo ra màu đen.

Vì màu đen sinh ra bởi việc trộn lẫn các màu gốc loại trừ là không thực sự giống như mực đen thật sự hay màu đen của đen tuyền - là màu đen của vật hấp thụ toàn bộ ánh sáng. Việc in ấn trên cơ sở bốn màu phải sử dụng mực đen để bổ sung thêm vào với các màu gốc, loại trừ là các màu vàng, cánh sen và xanh lơ. Đây cũng là nguyên lý tạo màu cơ bản cần nắm vững trong in offset.
 


3. Phân biệt CMYK và RGB


Việc sử dụng công nghệ in ấn bốn màu tạo nên kết quả in ấn offset bao bì carton cuối cùng rất cao cấp với độ tương phản cao hơn. Tuy nhiên, màu của hình ảnh mà người ta nhìn thấy trên màn hình máy tính thông thường có mức độ sai khác chút ít với màu gốc khi in ra vì các mô hình màu CMYK và RGB (sử dụng trong máy tính) có các gam màu khác nhau.

Trong khi mô hình màu RGB là mô hình hoạt động dựa trên cơ sở phát xạ ánh sáng (màu bổ sung) thì mô hình CMYK làm việc theo cơ chế hấp thụ ánh sáng (màu loại trừ). Nếu CMYK là nhà thiết kế có thể bắt đầu từ một tờ giấy trắng và sau đó thêm các màu khác, thì RGB hoạt động ngược lại.

 


4. Cách chuyển đổi RGB sang CMYK
Nguyên lý chuyển đổi từ RGB sang CMYK là bắt đầu từ việc chuyển đổi từ RGB thành CMY, sau đó chuyển CMY thành CMYK.

  • Bước 1: Chuyển RGB sang CMY
Chuyển tRGB = {R, G, B}. Sau đó, chuyển đổi thành CMY: tCMY = {C',M',Y'} = {(255 − R), (255 − G), (255 − B)}
Việc chọn lựa hệ số K là vấn đề tương đối phức tạp, nó hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của nhà sản xuất ra thiết bị in ấn. Các giá trị của K bị các nhà sản xuất giữ kín như là một bí quyết công nghệ.
Trong đa số trường hợp, hệ số K sẽ cho là bằng 0 khi độ bão hòa của màu đen thấp hơn từ 50% đến 75% do người ta cho rằng dưới mức hợp lý (hoàn toàn chủ quan) thì không cần phải in bằng mực đen.
Về lý thuyết người ta tạm chấp nhận K = min {C'/2,55, M'/2,55, Y'/2,55}. (0 <= K <=100)

 
 
  • Bước 2: Chuyển CMY sang CMYK
Nếu K = 100 thì C = 0, M = 0, Y = 0 (toàn bộ là màu đen).
Nếu 100 > K > 0 thì: C = (C'/2.55 - K) * 100 /(100 - K), M = (M'/2.55 - K) * 100 /(100 - K), Y = (Y'/2.55 - K) *100 /(100 - K) và K = K trong đó các giá trị C, M, Y, K được làm tròn đến phần nguyên. 
Đây là tỷ lệ của bốn loại mực màu cần phải in trên cùng một vị trí để tạo ra màu cần thiết.


Việc sửa màu là cần thiết vì các dữ liệu về màu có thể chuyển tới thiết bị in ấn trong các định dạng khác nhau như RGB hay CMYK. Hầu hết, các thiết bị in ấn offset bao bì carton hiện nay là thiết bị hỗ trợ CMYK, nên mọi dữ liệu màu sắc chuyển tới thiết bị in phải được chuyển đổi sang định dạng CMYK để chúng có thể sử dụng được. Hệ màu CMYK cũng là hệ màu ưa chuộng trong công nghệ in offset bao bì carton, nhãn dán, namecard và các ấn phẩm khác.

Với những ưu thế vượt trội, công nghệ in offset thùng carton tạo nên những thành phẩm cao cấp với những hình ảnh rõ nét, không phai màu theo dòng thời gian. Do đó, đây được coi là sự lựa chọn tối ưu cho nhiều ngành hàng trong thời kỳ hội nhập khốc liệt. Những hàng hóa được bảo vệ với một mã ngoài bắt mắt, cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Nhờ những điểm cộng này mà nhà cung cấp sẽ gây dựng được niềm tin đối với khách hàng.

Theo khangthanh.com

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939