Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940509769
Khả năng tái chế của bao bì,Tính chất quyết định thành bại của việc bảo vệ môi trường

Yếu tố quyết định sự thành bại của việc bảo vệ môi trường là gì? Liệu đó là khả năng tái chế của bao bì?

Vấn đề cấp thiết hiện nay là tìm ra khả năng tái chế của bao bì, từ đó mới hướng đến những phương pháp xử lý và tái chế bao bì một cách an toàn, giúp cho Trái đất xanh, sạch, đẹp.

Có thể nói việc tìm ra khả năng tái chế của bao bì là một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay, nếu chúng ta thực sự muốn cứu trái đất ra khỏi việc phải oằn mình gánh chịu hàng triệu tấn rác thải nhựa khó phân hủy. Bạn có thể tìm hiểu điều đó qua bài viết “Bao bì ảnh hưởng khủng khiếp tới môi trường như thế nào?

Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về khả năng tái chế cũng như những loại bao bì nào có thể tái chế được và cách xử lý tái chế bao bì một cách an toàn và hiệu quả.

Phân loại khả năng tái chế của bao bì nhựa

Tái chế bao bì sẽ được chia ra làm 7 loại, có loại sẽ có thể tái chế được, nhưng có loại thì vì nồng độ các chất phụ gia rất cao nên khó có thể tái chế lại được.

Trước tiên sẽ là loại nhựa số 1 (PETE hay PET), là loại an toàn cho thực phẩm và rất dễ tái chế. Loại này sẽ thường là các chai nước ngọt, những loại bao bì hộp, chai nước súc miệng,…

Loại bao bì nhựa số 2 (HDPE), là loại có màu đục, bề mặt trơn tru, khó tích tụ vi khuẩn, ít bị thấm nước. Được đánh giá là an toàn nhất trong các loại, loại này thường là bao bì trên hộp sữa, hộp ngũ cốc, sữa chua,… loại này dễ tái chế thành các loại bút, bàn, ghế, hàng rào,…

Loại số 3 là nhựa PVC, thường dùng làm màng bọc thực phẩm, áo mưa, thiết bị y tế,… dòng bao bì này có giá thành rẻ chứa nhiều độc tố, tuyệt nhiên ít được mọi người dùng để tái chế.

Số 4 là LDPE, là loại dùng sản xuất các bao bì nhựa, các loại chai có thể ép, giấy gói thực phẩm,… LDPE được cho là an toàn với con người, nhưng rất khó khăn trong việc tái chế.

Nhựa PP là số 5, là dòng sản phẩm được cho là thân thiện nhất với môi trường, vì cực kì dễ dàng tái chế. Loại này thường là những chai đựng nước lọc, ống hút, chai thuốc,…

PS là số 6, là loại bao bì dùng một lần. Dòng sản phẩm khi bị phân giải dễ gây hại cho cơ thể vì chứa nhiều chất kiềm và acid mạnh. Cực kì khó tái chế và ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường.

Số 7 là những bao bì mang hợp chất khác, thường là nhựa PC là loại nhựa gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người

Các phương pháp xử lý và tái chế bao bì hiện nay

Khả năng tái chế của bao bì nhựa sẽ giúp làm giảm lượng chất thải cần xử lý, trong khi làm giảm áp lực đối với vật liệu nhựa nguyên sinh. Trong quá trình tái chế nhựa, các sản phẩm cuối cùng có thể thay thế cho vật liệu nguyên sinh và sẽ tạo nên những lợi ích kinh tế – môi trường đáng kể.

Tái chế bao bì nhựa có thể được thực hiện theo 3 cách chính: tái chế cơ học, hóa học và nhiệt

Tái chế cơ học

Đây có thể xem là phương pháp đơn giản và phổ biến được sử dụng cho phần lớn các loại chất thải nhựa. Phương pháp này là cách để tạo các sản phẩm mới từ chất thải nhựa chưa bị biến đổi, được hình thành từ năm 1970 và vẫn được áp dụng cho đến hiện nay.

Phần lớn chất thải nhựa được tái chế bằng phương pháp này là chất thải nhựa công nghiệp. Chất thải nhựa công nghiệp phát sinh trong sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm nhựa, rất dễ để tái chế bởi có hàm lượng bụi bẩn và tạp chất thấp.

Hiện có khá nhiều sản phẩm được tái chế từ chất thải nhựa công nghiệp như thiết bị vui chơi trẻ em, hàng rào, ghế băng, những loại bao bì nhựa với hàm lượng chất phụ gia thấp,…

Tái chế hóa học

Phương pháp monome hóa là phương pháp đầu tiên trong tái chế hóa học. Phương pháp này khôi phục monome thông qua quá trình khử polyme hóa. Tức là sẽ phân hủy hóa học những sản phẩm nhựa PET phế liệu, rồi dùng chúng để sản xuất lại những sản phẩm PET đó. Đây là một vòng tuần hoàn tái chế, giúp giảm thiểu việc khai thác nguyên liệu khác, mang tính kinh tế cực kì cao.

Thứ hai là phương pháp tái chế bằng lò luyện gang, sắt thép. Vì mọi bao bì nhựa, sản phẩm làm từ nhựa đều được làm từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Nên chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng chúng thay cho than cốc làm chất khử trong lò luyện sắt, phương pháp này còn gọi là khử Hydroclorua, đã được chứng nhận của Viện Quản lý chất thải nhựa thông qua.

Cuối cùng là khí hóa, là cách chuyển đổi nhựa thành khí để sử dụng làm nguyên liệu thô trong ngành công nghiệp hóa chất. Phương pháp này hiện đang được Nhật Bản nghiên cứu và phát triển, cũng đã có một vài nhà máy ở nước này áp dụng.

Tái chế nhiệt

Là phương pháp sử dụng nhựa làm nhiên liệu chính để thu hồi năng lượng, vì nhựa có hiệu suất tỏa nhiệt cực kì cao. Giá trị năng lượng của bao bì nhựa tương đương hoặc lớn hơn so với than. Chính vì vậy nên thường được dùng cho mục đích sưởi ấm hoặc chạy các máy phát điện.

Nguồn: baobibinhminh.net

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939