Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940509531
THƯƠNG CHIẾN MỸ - TRUNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH BAO BÌ GIẤY NHƯ THẾ NÀO?

Dẫu cho Bắc Kinh đã dịu giọng nối lại đàm phán với Washington hôm 26/8, nhưng những ảnh hưởng của thương chiến Mỹ - Trung dường như chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Từ chiếc xe máy bạn đi làm mỗi ngày đến chiếc điện thoại bất ly thân, từ hộp sữa bạn mua cho con mỗi tháng đến chiếc túi giấyhộp giấy. Tất cả đều có thể tăng giá, bởi mức áp thuế liên tục leo thang.


1. Cuộc chiến thương mại là gì?

Đó là khi các nước tìm cách phá hoại thương mại của nhau bằng cách:
- Áp thuế lên các mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu cụ thể
- Tạo ra rào cản như: giấy phép xuất nhập khẩu, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập vào nội địa, lệnh cấm vận, làm mất giá tiền tệ và nhiều hình thức khác.
 


Mỹ đánh thuế vào các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại, đồng hồ thông minh... Trong khi đó, Trung Quốc đáp trả bằng áp thuế lên nông sản trọng điểm của Mỹ như đậu nành, bí đỏ... (Ảnh: AFP)
 

2. Tại sao có cuộc chiến này?

Bắc Kinh đang có kế hoạch hiện thực hóa nâng cấp toàn diện ngành công nghiệp Trung Quốc “Made in China 2025” - đặc biệt là công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo - và giấc mộng “Vành đai và con đường” - mọi con đường đều dẫn về Trung Quốc.
Nhưng giấc mộng đó đang gặp sự thách thức lớn từ Mỹ.
Cuộc chiến thương mại này bắt nguồn từ ba lý do chính:
Thứ nhất, thặng dư thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ rất lớn, khoảng 420 tỷ USD năm 2018.
Thứ hai, số thặng dư này được Trung Quốc tích lũy có thể thông qua việc lợi dụng hệ thống thương mại tự do.
Thứ ba, Hoa Kỳ báo buộc Trung Quốc có những hành vi không công bằng và trộm cắp tài sản trí tuệ. Vì thế, việc áp thuế là biện pháp cần thiết để ngăn chặn “hành vi trộm cắp của Trung Quốc đối với tài sản trí tuệ và sự chuyển giao bắt buộc của công nghệ Mỹ”.
 

Động thái "ăn miếng trả miếng" của Mỹ - Trung khiến nhiều người lo ngại về tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu (Ảnh: AFP)


Đáp trả lại sức ép trên, Trung Quốc cũng đã tăng thuế các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Đỉnh điểm khi nước này ngừng mua sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ hôm 5/8.
Khi không tìm được tiếng nói chung, khó có thể thấy được viễn cảnh xán lạn của mối quan hệ Mỹ - Trung trong tương lai.


3. Thương chiến đã leo thang như thế nào?

Mỹ áp thuế lên nhiều lĩnh vực của Trung Quốc như thép, nhôm, điện thoại thông minh, đồng hồ, TV cho đến quần áo, giày dép đến thịt, sữa và các sản phẩm bao bì giấy.
Nhà Trắng chính thức công bố quyết định tăng thuế 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ mốc 10% lên 15%. Chính sách thuế này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9. Tiếp theo Mỹ sẽ áp thuế 30% với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc từ ngày 1/10.
Trong khi Mỹ áp thuế chủ yếu vào hàng công nghiệp và công nghệ, Trung Quốc lại tập trung vào nhiều sản phẩm nông nghiệp của Mỹ như đậu nành, cà phê, rượu, hải sản cho đến dầu thô, phụ tùng, linh kiện ôtô. 
Trung Quốc đáp trả bằng cách tăng thuế áp lên 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ và chia thành 2 đợt áp dụng từ 1/9 và 15/12.   
 


Ngày 1/9/2019, Mỹ đánh thuế 15% với hơn 125 tỉ USD sản phẩm của Trung Quốc. Bắc Kinh phản đòn bằng áp thuế 5% dầu thô của Washington (Ảnh: BBC)

Theo hãng tin Reuters, ngày 1/9 mới đây, Bắc Kinh áp 5% thuế đối với dầu thô từ Mỹ - nhiên liệu được xem là mục tiêu chính của thương chiến Mỹ - Trung. Chính quyền ông Trump cũng bắt đầu đánh thuế 15% với hơn 125 tỉ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, bao gồm loa thông minh, tai nghe bluetooth và quần áo.
Động thái ăn miếng trả miếng của Mỹ và Trung Quốc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước tiếp tục xấu đi. Hai bên đều đều tiếp tục cứng rắn, không có dấu hiệu nhượng bộ, khiến dư luận lo ngại tình trạng này sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.
 

4. Thương chiến sẽ ảnh hưởng đến ai?

Dù là nhà sản xuất hay người tiêu dùng, bạn đều bị ảnh hưởng. Bởi có thể mỗi ngày bạn đang sử dụng những nguyên nhiên liệu, sản phẩm nhập khẩu. 
Chiếc điện thoại bạn đang sử dụng, được thiết kế ở Mỹ, nhưng rắp láp tại Trung Quốc. Các bộ phận và linh kiện chính được sản xuất ở nhiều nước như Nhật Bản, Singapore. Do đó, nếu Mỹ áp thuế, tất cả những nước này đều bị ảnh hưởng.
Thứ nhất, nông dân và các doanh nghiệp tại Mỹ và Trung Quốc sẽ phải trả thêm 25% mức thuế cho cùng một sản phẩm từ nguyên liệu thô, máy móc sản xuất… Theo Rabobank, để sang được thị trường Trung Quốc, thịt lợn của Mỹ phải cõng tới 71% thuế các loại khi đến tay người tiêu dùng.
Thứ hai, để trang trải chi phí sản xuất, nhiều doanh nghiệp phải tăng giá bán sản phẩm. Khi giá tăng, người tiêu dùng sẽ thắt chặt hầu bao, đồng nghĩa thu nhập của người bán cũng giảm đáng kể. Vậy khi giá cả leo thang trên toàn thế giới, người chịu thiệt cuối cùng vẫn là người tiêu dùng.
 

Một nhân viên sắp xếp những hộp việt quất khô nhập khẩu từ Mỹ tại một cửa hàng thuộc Giang Tô, Trung Quốc (Ảnh: AFP)


Thế nhưng, nếu biết tận dụng, một số quốc gia có thể hưởng lợi. Đặc biệt, các nước có thể cung cấp cho Mỹ và Trung Quốc các mặt hàng tương tự nhưng giá rẻ hơn như Banglades (công nghiệp vải sợi), Mexico (đồ chơi) hay ngành may mặc ở Việt Nam.
Để tránh mức thuế cao, một số công ty đa quốc gia sẽ rời Trung Quốc sang các nước lân cận để hoạt động, chủ yếu khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 
Theo Nikkei Asian Review, Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn, Google đã bắt đầu chuyển đổi một số nhà máy sản xuất điện thoại Nokia cũ ở tỉnh Bắc Ninh thành nhà máy sản xuất điện thoại Pixel từ mùa hè năm nay.


5. Thương chiến ảnh hưởng đến ngành giấy và bao bì như thế nào?

TS. Đặng Văn Sơn, Phó chủ tịch - Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) thừa nhận, từ đầu năm tới nay, đây là thời điểm khó khăn nhất của ngành giấy. Trong 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu các sản phẩm từ giấy sang các thị trường mới đạt 516 triệu USD.
Việc Mỹ áp thuế 550 tỷ USD hàng hóa và sản phẩm từ Trung Quốc xuất sang Mỹ sẽ khiến xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu nhập khẩu giấy làm bao bì cũng giảm theo.
Năm 2018, ngành giấy xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD, nhưng có tới 1 tỷ USD thu được từ Trung Quốc. Chính việc xuất khẩu chủ yếu vào một thị trường lớn là Trung Quốc, nên khi thị trường này giảm nhu cầu nhập khẩu, khiến ngành giấy cũng lao đao.
 

Hộp giấy, thùng carton là một trong số những sản phẩm bị áp thuế trong thương chiến Mỹ - Trung


Những sản phẩm nào của ngành in ấn, sản xuất bao bì đang bị tác động từ thương chiến Mỹ - Trung?

  • Các sản phẩm làm từ giấy: giấy thủ công, giấy than, giấy tập/vở, giấy dán tường, giấy kraft, giấy note, giấy thấm dầu…
  • Báo, tạp chí
  • Túi giấy
  • Lịch
  • Bao thư, bưu thiếp
  • Hộp giấy, thùng carton (sóng hoặc không sóng)
  • Hộp đựng thức ăn, thức uống bằng giấy
  • Tem, nhãn, thẻ treo
  • Chén giấy, ly giấy, khay giấy, đĩa giấy và các sản phẩm tương tự


Cuộc chiến sẽ đi về đâu? Tạm đình chiến hay tiếp tục leo thang. Dù là giải pháp nào thì mối quan hệ Mỹ - Trung cũng khó quay lại như những thập kỷ trước, và những ảnh hưởng lớn nhất của thương chiến này vẫn là người tiêu dùng.

Nguồn: khangthanh.vn

 
www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939