Ngành bao bì nhựa Việt Nam hiện đang phải chịu nhiều sức ép và cạnh tranh rất lớn tại thời điểm cách mạng công nghệ 4.0. Do ngày càng nhiều các công ty doanh nghiệp nội địa dần dần rơi vào tay các doanh nghiệp lớn như Thái Lan, Hàn Quốc,…
Với tốc độ tăng trường cao, ngành bao bì nhựa Việt Nam đã chứng tỏ là một trong những ngành có tiềm năng phát triển cực kì cao. Có tốc độ tăng trưởng chỉ đứng sau ngành viễn thông và dệt may, nên ngành nhựa đã được xem như là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, dù với tốc độ phát triển như vậy thì ngành bao bì nhựa Việt Nam vẫn đang phải đứng trước rất nhiều sức ép và cạnh tranh lớn đến từ nhiều doanh nghiệp nước ngoài sản xuất nhựa tại Việt Nam. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu, phân tích tổng quan ngành bao bì nhựa của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, bên cạnh đó phân tích khả năng phát triển, cũng như triển vọng ngành bao bì nhựa 2019.
Tổng quan ngành bao bì nhựa Việt Nam
Về tổng quan thì ngành nhựa là một ngành cực kì cần thiết trong mọi lĩnh vực đời sống hiện nay. Hiện ngành đang có quy một đạt tầm 9.3 tỷ đô chỉ tính riêng trong 2 quý đầu năm 2018.
Cơ cấu của ngành bao bì nhựa sẽ gồm 38% là nhựa bao bì, 18% là nhựa xây dựng, 29% là nhựa gia dụng và cuối cùng là 15% nhựa kỹ thuật. Trong đó nhựa bao bì và nhựa gia dụng đang có biên lợi nhuận thấp giảm dần tỷ trọng theo yêu cầu của chính phủ.
Những bất cập trong sản xuất
Hiện nay trong tất cả các ngành nhựa được kể đến ở trên, chúng ta tạm thời chỉ có thể tự sản xuất nguyên vật liệu ở mức 80%, phần còn lại chúng ta phải nhập từ Trung Quốc để cho đủ sản lượng nhu cầu đầu ra.
Điều này xảy đến tương tự với các máy móc, khoa học công nghệ. Hơn 90% máy móc sản xuất nhựa hiện nay đều đến từ nước ngoài , trong đó Trung Quốc chiếm đến 82%.
Cuối tháng 10/2018, tập đoàn SCG công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với 11,2 tỷ USD. Riêng thị trường Việt Nam, doanh thu từ hoạt động bán hàng của SCG đạt 39 triệu USD trong quý III/2018, tăng 18% so với cùng kỳ.
Kết quả trên cho thấy sự tăng trưởng doanh thu bán hàng ở tất cả đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, lợi nhuận trong quý giản chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu và năng lượng tăng cao.
Vấn đề cơ bản nhất trong ngành nhựa Việt Nam là sự thiếu hụt nguyên liệu thô nội địa, dẫn đến sự phụ thuộc rất lớn vào việc nhập khẩu nhựa dẻo. Cụ thể là ngành nhựa sắp tới cần 8.2 triệu tấn nhựa dẻo mỗi năm. Tuy nhiên, sau khi tính tất cả các dự án được quy hoạch, sản xuất trong nước chỉ cung cấp được 2.34 triệu tấn, chỉ đáp ứng được 30%.
Sức ép, cạnh tranh cao
Trong hội thảo “Ngành công nghiệp nhựa – in ấn – đóng gói tại Việt Nam, các chuyên gia đã cho biết do chi phí sản xuất tại Việt Nam thấp hơn so với các nước khác trong khu vực như Singapore, Thái Lan,.. cộng với nhu cầu bao bì ngành ăn uống – thực phẩm tăng nhanh một cách chóng mặt. Từ đó dẫn đến, các tập đoàn ở nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc đã rót rất nhiều vốn để đầu tư.
Điều này dẫn đến các thương hiệu nhựa nổi tiếng của Việt Nam dần dần rơi vào tay các doanh nghiệp Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Thị phần của các doanh nghiệp nội ngày càng bị thu hẹp, nhất là những doanh nghiệp còn hạn chế về tài chính, thiết kế mẫu mã và đổi mới công nghệ, trong khi mặt bằng giá nhân công đang ngày một tăng lên.
Chẳng hạn các loại bao bì đòi hỏi chất lượng cao hiện nay trong lĩnh vực đóng gói thực phẩm thì thị phần vẫn tập trung và các công ty FDI như Tetra Pak của Thụy Điển, Combibloc của Đức,…
Khả năng phát triển và triển vọng của ngành trong 2019
Tiêu thụ nhựa nội địa hiện còn khá thấp so với tiêu thụ trung bình của toàn cầu và khu vực Đông Nam Á. Nhựa cũng là một ngành phụ trợ cho vô số doanh nghiệp, bởi tính ứng dụng cao, vì thế cho nên ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm được dự báo sẽ tăng 10.9% trong năm 2019 và bất động sản tăng 6% trong khoảng 4 năm tới.
Ngoài ra, với hàng loạt hiệp định Thương Mại Mậu Dịch được ký kết, thuế nhập khẩu đối với EU, Nhật, Hàn,… những nước có nền kinh tế tiêu thụ sản phẩm nhựa rất lớn tại Việt Nam sẽ giảm về 0-5% qua đó giúp duy trì mức tăng trưởng cao trong việc xuất ròng.
Ngoài ra với lợi thế về công nhân giá rẻ, chính trị thống nhất và dòng tiền FDI từ các ngành khác đổ vào, cùng với ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại ngành nhựa trong nước hứa hẹn sẽ thay Trung Quốc dẫn đầu thế giới.
Về việc phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài trong việc sản xuất nguyên liệu thô, vấn đề này sẽ được giải quyết trong khoảng thời gian ngắn. Bởi giá dầu được đánh giá là đang ổn định, đồng thời các dự án hóa dầu Nghi Sơn và Long Sơn đang trong lộ trình nâng cao công suất để thay thế hàng nhập khẩu.
Cùng với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, trong vòng 5 năm tới, công nghệ “bao bì xanh” sẽ phát triển, nhằm giúp tiết kiệm tài nguyên không tái tạo, giảm phát thải sẽ lên ngôi, gắn với xu hướng thay đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu sang xanh”. Vì mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ quyền lợi người dùng và môi trường sống.
Trên đây là những phân tích, đánh giá tổng quan về ngành bao bì nhựa Việt Nam. Dù còn nhiều bất cập và khó khăn, nhưng trong năm 2019 thì triển vọng phát triển của ngành sẽ còn tăng cao. Cùng với công nghệ xanh, ngành bao bì nhựa của Việt Nam sẽ leo lên top của thị trường thế giới.
Nguồn: baobibinhminh.net
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023