Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940503003
Xuất khẩu dệt may nhiều khả năng đạt 24,5 tỷ USD năm 2014

Theo ông Lê Tiến Trường  - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, xuất khẩu dệt may năm 2014 của Việt Nam nhiều khả năng đạt 24,5 tỷ USD, tăng trên 19% so với năm 2013 và là mức tăng lớn nhất trong 3 năm qua.

Đây là nỗ lực của toàn ngành trong việc định hướng chiến lược sản xuất, chọn lựa thị trường ngách để phát triển. Tăng tỷ lệ nội địa hóa cũng là một trong những yếu tố giúp tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị giá tăng của hàng Việt Nam trong 10 năm qua. Nếu tính từ thời điểm xuất phát từ khi chúng ta mới có Hiệp định thương mại Việt Mỹ năm 2003, lúc đó trong kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam chỉ có 20% là của người Việt Nam, thì đến năm 2014 con số này là trên 50% bao gồm giá trị nguyên phụ liệu ở trong nước và các giá trị gia tăng khác. Như vậy, năm nay với 24,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, dệt may đã mang lại thặng dự thương mại 12 tỷ USD. 

Những nỗ lực của Chính phủ trong đàm phán các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương là một trong những yếu tố khách quan thúc đẩy sự tăng trưởng của dệt may trong những năm qua. Đây chính là sức hút để các đơn đặt hàng từ các quốc gia khác chuyển dịch về Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội là những thách thức mà ngành cần phải tập trung giải quyết, đó là yêu cầu về xuất xứ khi mà Hiệp định TPP yêu cầu xuất xứ từ sợi, FTA với EU yêu cầu xuất xứ từ vải, trong khi dệt vải vốn chưa phải là thế mạnh của Việt Nam. Trước khó khăn này, ông Lê Tiến Trường khẳng định, dệt may là một trong những ngành hội nhập nền kinh tế thị trường sớm nhất. Hai mươi năm gần đây, dệt may Việt Nam đã cạnh tranh công bằng với tất cả các quốc gia khác mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào của Chính phủ. Bản thân các doanh nghiệp đều đã chủ động tìm hiểu thuận lợi, thách thức từ các Hiệp định sắp được ký kết và đang chuẩn bị các giải pháp để đón đầu cơ hội. 

Cụ thể là trong những năm gần đây, ngành bắt đầu tập trung vào đa dạng hóa nguồn nguyên phụ liệu, tránh rủi ro do phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất, nâng cao khả năng cạnh tranh linh hoạt. Đồng thời, ngành vẫn bám sát mục tiêu sản xuất nguyên phụ liệu trong nước. “Từ năm 2010, các doanh nghiệp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đầu tư mạnh vào lĩnh vực nguyên phụ liệu, đến nay đã có dư lượng sợi để xuất khẩu, sản lượng vải dệt kim cũng đáp ứng được 60% nhu cầu trong nước. Tập đoàn xác định đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự quyết tâm và giải pháp đúng đắn bởi sản xuất nguyên phụ liệu tốn kém về vốn, yêu cầu cao về nguồn nhân lực và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn môi trường, như vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững và phù hợp với điều kiện thực tế của ngành dệt may Việt Nam”, ông Trường cho biết thêm.

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia được đánh giá có năng lực cạnh tranh cao tại chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu tuy nhiên việc tự xây dựng một thương hiệu của riêng mình là rất cần thiết. Việt Nam cần phải tiếp tục tiến lên những bậc cao hơn nữa trong chuỗi giá trị dệt may thế giới. “Chúng ta sẽ phải thuyết phục khách hàng rằng chúng ta đủ sức cạnh tranh và đủ khả năng cung ứng cho họ sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Và các Hiệp định Thương mại sắp tới chính là cơ hội để dệt may Việt Nam chứng tỏ năng lực của mình”, Tổng Giám đốc Vinatex Lê Tiến Trường nhấn mạnh.  

VH (ghi)

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939