Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940508471
Giải pháp cho tình trạng ô nhiễm môi trường của ngành công nghiệp sản xuất bao bì giấy

Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp đầy tiềm năng với tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh tại nước ta, nhưng theo Ban chỉ đạo Quốc gia về nước sạch – Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, ngành công nghiệp sản xuất giấy nói chung và ngành gia công sản xuất bao bì giấy nói riêng lại là một trong những ngành gây ô nhiễm cho môi trường trầm trọng nhất hiện nay, đặc biệt là đối với nguồn nước. Đơn cử như trường hợp của Công ty Cổ phần Giấy và Bao bì Đông Đô tại thôn Mỹ Lương (Mỹ Chương, Hà Nội) thời gian gần đây liên tục bị người dân phản ánh và tố cáo vì hành vi xả nước thải trực tiếp ra kênh mương nội đồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và khu đất nông nghiệp của người dân sinh sống quanh khu vực này.

Chính vì vậy, bên cạnh việc khuyến khích, hỗ trợ và hoạch định hướng phát triển lâu dài cho ngành gia công sản xuất bao bì giấy thì làm thế nào để giải quyết và xử lý tốt chất thải để hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường cũng là một bài toán vô cùng khó khăn được đặt ra cho Nhà Nước cũng như các doanh nghiệp của ngành hiện nay.

Sự ảnh hưởng của chất thải ngành sản xuất bao bì đến môi trường sống

Theo các chuyên gia nghiên cứu môi trường cho biết, lượng nước thải ra của ngành công nghiệp sản xuất bao bì giấy có hàm lượng COD khá cao (22000-46500 mg/l), đã vượt quá mức giới hạn cho phép, mà phần lớn được gây ra từ Lignin và các dẫn xuất của Lignin. Những hợp chất hữu cơ này không những vô cùng độc hại mà còn rất khó bị phân hủy trong môi trường. Do đó, nếu không có biện pháp xử lý tốt và kịp thời thì những hợp chất hóa học này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cho người dân sinh sống quanh khu vực sản xuất này.

Ngoài ra, trong công đoạn xeo giấy, để tạo nên một thành phẩm, các công nhân sản xuất thường phải sử dụng nhiều chất hóa học và chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh,… Những hợp chất này nếu không được thu hồi hoặc chưa qua xử lý mà xả thẳng ra nguồn nước thì vấn đề ô nhiễm là điều khó tránh khỏi, đồng thời cũng sẽ tác động không nhỏ đến môi trường sống và hệ sinh thái của các loài thủy sản tại nước ta.

Giải pháp của Nhà Nước

1/ Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về hàm lượng chất thải

Nhận thức được tác hại của lượng chất thải này đến môi trường sống, Nhà Nước kết hợp cùng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành những quy định về hàm lượng chất thải tối đa được phép xả vào môi trường. Theo đó, giá trị cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp sản xuất giấy và bao bì giấy ra nguồn tiếp nhận sẽ được tính toán như sau:

Cmax = C × Kq × Kf

Trong đó:

– Cmax là giá trị tối đa cho phép về thông số ô nhiễm trong nước thải khi xả ra nguồn tiếp nhận.

– C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải của ngành công nghiệp sản xuấy giấy nói chung.

– Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch; dung tích của ao, hồ, đầm và mục đích sử dụng của vùng nước ven bờ.

– Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải theo quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở sản xuất khi thải ra nguồn tiếp nhận nước thải.

Dựa vào cách tính toán trên, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hàm lượng chất thải tại mỗi nhà máy sản xuất bao bì giấy bằng phương pháp lấy mẫu để xác định giá trị của các thông số: pH, nhiệt độ, BOD5, COD, tổng chất rắn lơ lửng, độ màu và AOX. Bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào vi phạm hoặc vượt mức so với quy chuẩn kỹ thuật này đều phải chịu mức xử phạt rất cao.

hthngxlncthi

2/ Mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Về mức xử phạt đối với các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp sản xuất bao bì giấy nói riêng, theo điều 13 của Luật Bảo vệ Môi trường, hành vi xả nước thải vượt chuẩn quy định dưới 2 lần sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đến 700 triệu đồng; từ lần thứ 2 đến lần dưới 5 lần sẽ xử phạt từ 10 triệu đến 750 triệu đồng; mức xử phạt sẽ tăng lên từ 20 triệu đến 950 triệu đồng cho hành vi xả nước vượt quy chuẩn từ lần thứ 5 trở lên.

Ngoài ra, mức phạt còn tăng thêm 1% đối với hành vi vi phạm quy định đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 02 lần; 2% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 05 lần; 3% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 đến dưới 10 lần; 4% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trở lên. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, Luật cũng quy định những biện pháp khắc phục dành cho các doanh nghiệp, cụ thể như sau:

– Buộc phải thực hiện những biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người hoặc cơ quan có thẩm quyền xử phạt ấn định theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

– Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với những vi phạm quy định tại Điều này.

– Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả thải vượt chuẩn kỹ thuật môi trường.

Ngoài việc ban hành những quy chuẩn kỹ thuật và quy định về mức xử phạt, để hạn chế tác hại đối với môi trường do ngành sản xuất giấy và bao bì giấy gây ra, Nhà Nước cũng cần quản lý chặt chẽ công nghệ và trang thiết bị của các nhà máy sản xuất, đồng thời thường xuyên kiểm tra quy trình xử lý nước thải để đảm bảo mọi doanh nghiệp đều tuân thủ đúng quy chuẩn đã đề ra.

Chắc chắn với những giải pháp xử lý trên, không bao lâu nữa, ngành công nghiệp sản xuất giấy tại nước ta sẽ thực hiện được mục tiêu và định hướng mà Nhà Nước đã đề ra, đó là trở thành một trong những ngành công nghiệp thân thiện với môi trường và góp phần thúc đẩy những ngành khác cùng phát triển.

http://rippi.com.vn/giai-phap-cho-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-cua-nganh-cong-nghiep-san-xuat-bao-bi-giay-bid110.html

Theo rippi

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939