Việc in ấn được cho là có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 1, sau Công nguyên trong suốt triều đại thời nhà Hán ở Trung Quốc. Kể từ khi bắt đầu, khả năng sản xuất hình ảnh cũng như việc tạo nên chất lượng hình ảnh độc đáo của nó đã có tác động không nhỏ đến các xưởng xuất bản sách báo cho đến các nhà thiết kế đồ họa. Và những người này đã thúc đẩy phát triển công nghệ in ấn bằng cách thử nghiệm nhiều quy trình khác nhau, với mục đích và phương thức chính là đưa mực chuyển từ bề mặt này sang bề mặt khác.
Dưới đây là một số kỹ thuật in cổ điển đã được sử dụng rộng rãi nhất từ trước đến nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách thức chúng hoạt động như thế nào nhé!
Kỹ thuật in khắc gỗ, in mộc bản (Woodcut):
In khắc gỗ (hay in mộc bản) đã trở thành một trong những kỹ thuật in vĩ đại, không chỉ cách mạng hóa các quy trình in ấn mà còn cho mọi người khả năng tiếp cận với văn học và nghệ thuật.
Vào thế kỷ 15, người ta đã bắt đầu sử dụng kỹ thuật này để in nhiều văn bản và hình ảnh. Tuy nhiên, quá trình khắc từng chữ của cuốn sách lên một khối gỗ là công việc vô cùng kỳ công và mệt mỏi, vì vậy chỉ những tác phẩm phổ biến, như Kinh Thánh và Kinh Phật, mới được chọn in theo phương pháp này. Từ khi có kỹ thuật in khắc gỗ, sách hầu như chỉ dành cho những cá nhân giàu có và có địa vị hoàng tộc. Vì vậy, một khi các văn bản và hình ảnh xuất hiện trên báo in, chúng trở thành thứ hàng hóa đại trà.
Trong khi kỹ thuật in khắc gỗ dần trở nên phổ biến vì những ứng dụng thực tiễn mà nó mang lại, chẳng hạn như in sách hoặc trang trí, thì đến nay nó cũng đã trở thành một hình thức nghệ thuật theo cách riêng của nó. Khắc gỗ là một dạng của kỹ thuật in phù điêu, bạn sẽ phải chạm khắc âm bản lên bề mặt của một tấm gỗ, chỉ để lại các đường và hình dạng mà bạn muốn xuất hiện trong bản in. Ví dụ, một nghệ sĩ làm một bản khắc gỗ sẽ khắc lõm xuống trên bề mặt của một miếng gỗ, sau đó phủ mực lên các phần tử nổi còn lại của miếng gỗ đó. Tiếp theo, họ sẽ đặt úp bề mặt được phủ mực đó lên một tờ giấy. Và cuối cùng, họ sẽ tạo ra bản in của mình bằng cách tạo áp lực lên mặt sau của khối vật, điều khiển bằng một con lăn, hoặc máy in.
Để khắc lên bề mặt của một khối gỗ, nhiều nghệ sĩ sử dụng các con dao đặc biệt và nhiều công cụ khác, chẳng hạn như thước đo, để khắc theo hướng của sớ gỗ. Một đặc điểm khiến các bản khắc gỗ khác biệt so với các kỹ thuật in khác là kết cấu sớ gỗ để lại trên các khối gỗ dùng để in.
Kỹ thuật in khắc lino (Linocut)
Khắc gỗ và khắc lino mang đến chất lượng đồ họa tương đối giống nhau. Nó cũng là một dạng sáng tác hình ảnh gián tiếp bằng cách tạo ra hình ảnh trên các mặt phẳng, sau đó đưa màu từ khuôn in lên bề mặt chất liệu tạo tranh như giấy hoặc vải… In khắc lino xuất hiện vào khoảng thế kỷ 20, cũng thuộc thể loại in nổi, nhưng thay vì chạm khắc từ một khối gỗ, in khắc lino được tạo ra bằng cách khắc lõm âm bản lên một tấm linoleum.
Linoleum là loại chất liệu dùng phổ biến trong ngành nội thất, gọi tắt là lino. Lino có tính chất đàn hồi, không bị sớ định hướng như sớ gỗ. Bề mặt của tấm lino mỏng mịn, nó chỉ có kết cấu hơi xốp, sần sùi ở mặt phía sau. Vì vậy bạn có thể tự do khắc theo bất kỳ hướng nào bạn thích, với bất cứ công cụ cắt tỉa nào. Chính vì chất lượng bề mặt mềm mịn có thể giúp việc khắc tỉa dễ dàng hơn rất nhiều. Một điều cần lưu ý về tính vật chất của lino đó là, dù chất lượng mềm bề mặt của nó có thể giúp việc in khắc trở nên dễ dàng hơn nhiều, nhưng điều này cũng đồng nghĩa nó không có khả năng tạo ra các nếp nhăn hay để lại sớ – vốn là tính “art” mà nhiều nghệ sĩ ưa thích khi chọn in khắc gỗ.
https://thuananpaper.com.vn/tin-tuc/nhung-kieu-co-dien-co-ban-chua-biet-p-1.html
Thuananpaper
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023