Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940503391
Ấn Độ: Xuất khẩu may mặc có thể đạt 18 tỷ USD năm 2015

Theo báo cáo từ Tổ chức đánh giá đầu tư và tín dụng ICRA. xuất khẩu hàng may mặc của Ấn Độ nhiều khả năng đạt mức 18 tỷ USD trong năm 2015 và  20 tỷ USD trong năm 2016 so với 16,5 tỷ USD của năm 2014. Tăng trưởng xuất khẩu hàng may mặc của Ấn Độ được hỗ trợ bởi sự kỳ vọng gia tăng thương mại hàng may mặc toàn cầu và một phần do đồng rupi bị mất giá.
Nhưng báo cáo cũng cảnh báo rằng “đồng rupi mất giá sẽ không phải là ưu thế về dài hạn do thị phần của Ấn Độ trong mậu dịch thế giới không thay đổi nhiều mặc dầu có sự mất giá của đồng Rupi trong ba năm vừa qua. Để đạt tăng trưởng dài hạn, những thách thức về cấu trúc ngành cần được giải quyết.

Trong khi Ấn Độ là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ sáu toàn cầu sau Trung Quốc, Băng La Đét, Itali, Đức và Việt Nam, thì thị phần của Ấn Độ vẫn giữ nguyên khiêm tốn trong thập kỷ qua tại mức 3 tới 4 % mặc dù đây là một trong những nước sản xuất bông lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất xơ nhân tạo với năng lực kéo sợi và dệt vải lớn thứ hai trên thế giới.      
Ngoài ra, khi Trung Quốc, Băng La Đét và Việt Nam có thể hiện thực hóa những lợi ích của hiệp định mậu dịch mới (Hiệp định về dệt may của WTO) nhờ vậy mà tăng thị phần trong mậu dịch hàng may mặc toàn cầu một cách đáng kể thì tỷ lệ của Ấn Độ vẫn giữ nguyên khiêm tốn mặc dù có điểm mạnh về có sẵn bông.

Theo báo cáo, bản chất phân khúc của các ngành dệt, gia công và may với mức độ hiện đại hóa thấp nhất, chi phí sản xuất cao hơn, thị phần khiêm tốn của hàng may mặc không phải là bông và dựa vào máy móc nhập khẩu trong toàn chuỗi sản xuất dệt là các yếu tố chủ chốt cản trở sự tăng trưởng của xuất khẩu hàng may mặc Ấn Độ.

Ngành may mặc nội địa được kỳ vọng duy trì tốc độ tăng trưởng có trong quá khứ, được dẫn dắt bởi tăng tưởng tiêu thụ ổn định, mậu dịch hàng may mặc toàn cầu được kỳ vọng duy trì động lực trong năm 2015 và 2016;

Được biết, thị trường hàng may mặc nội địa đã tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình là 10% trong 5 năm vừa qua.

Những lợi ích của chương trình hàng đầu của Chính phủ để nâng cấp ngành dệt - Chương trình Quỹ Nâng cấp Công nghệ (TUFS) - đã được ngành sợi hưởng ứng nhiều trong khi các ngành hạ nguồn (dệt, gia công và may mặc) lại tham gia hạn chế.
Nhưng với việc điều chỉnh lại TUFS trong tháng 10 năm 2013 với chú trọng vào đầu tư vào các ngành hạ nguồn, lĩnh vực này đã có sự gia tăng.

Hoàng My Lan: Theo www.fibre2fashion.com

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939