Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940506960
Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp: VASEP đề nghị xây dựng bộ quy tắc thực hiện “y tế tại chỗ”

VPPA-Nhận định mô hình sản xuất "3 tại chỗ" và phương châm “1 cung đường – 2 địa điểm” có nhiều bất cập khi các địa phương còn cứng nhắc trong áp dung, VASEP đề xuất bộ quy tắc thống nhất thực hiện.

hoi-nghi-thu-tuong-voi-doanh-nghiep-vasep-de-nghi-xay-dung-bo-quy-tac-thuc-hien-y-te-tai-cho

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch sáng ngày 8/8.

Sáng ngày 8/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ làm việc với đại diện doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch.

“3 tại chỗ” – đa bất cập

Đóng góp ý kiến tại Hội nghị ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, cũng như ngành dệt may, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung thủy sản đã xuất hiện. Nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản đã phải gác lại nhiều đơn hàng, hiện tượng mất đơn hàng đã xuất hiện do sản xuất “3 tại chỗ” không đáp ứng được yêu cầu.

Phó Tổng thư ký VASEP cho biết, việc thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” ở các doanh nghiệp thủy sản hơn 1 tuần qua đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập tác động lớn tới việc bảo đảm an toàn phòng chống dịch cũng như nỗ lực duy trì sản xuất, xuất khẩu.

Cụ thể, thực tế hiện nay chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam  đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”. Các doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ” đã phải ngừng sản xuất dẫn đến một số hệ lụy như nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, mất khách  hàng, rủi ro không huy động được công nhân sau giãn cách.

Với những nhà máy thực hiện  được, thì số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50% số lượng lao động, số còn lại  phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Và công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40- 50% so với trước đây. Dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30-40%.

Trong khi đó, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến – xuất khẩu cũng chỉ đạt  khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài do việc thực hiện giãn cách chung, dự  tính nguy cơ nguồn nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ thiếu hụt  20-30% (giảm khai thác, giảm thả giống nuôi trồng và giảm cả nguồn nhập khẩu).

Các vật tư, phụ liệu, bao bì… phục vụ chế biến thủy sản cũng bị thu hẹp, giảm công  suất nguồn cung đến 50%. Trong khi sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc  bị mất, thì các chi phí cho doanh nghiệp đảm bảo được “3 tại chỗ” lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn:  chi phí xét nghiệm hàng tuần, chi phí trang bị các điều kiện cho công nhân ăn-ngủ, làm việc  tại nhà máy tăng 50-100%, chi phí trả thêm lương công nhân ở lại nhà máy tăng 30-50%, trả lương và chi phí hỗ trợ người lao động nghỉ việc, chi phí bao bì, vật tư, bột, phụ liệu tăng cao, chi phí điện sản xuất và duy trì kho đông lạnh trữ hàng và đặc biệt thời gian này doanh nghiệp đang gặp  rất nhiều khó khăn về phí cước tàu biển liên tục tăng từ 2-3 đến 10 lần tùy tuyến dẫn đến chi phí chung cho sản xuất tăng rất cao, trong khi hiệu  quả sản xuất, kinh doanh giảm.

hoi-nghi-thu-tuong-voi-doanh-nghiep-vasep-de-nghi-xay-dung-bo-quy-tac-thuc-hien-y-te-tai-choT

ại Hội nghị, Hiệp hội và các doanh nghiệp thấy rằng, việc thực hiện “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tình thế tạm thời trong thời gian ngắn hạn.

Hiệp hội và các doanh nghiệp thấy rằng, việc thực hiện “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tình thế tạm thời trong thời gian ngắn hạn và chỉ có thể kéo dài từ 2-3 tuần đối với các doanh nghiệp vừa, các doanh nghiệp lớn hơn cũng duy trì tối đa 4-5 tuần do doanh nghiệp phải gồng gánh quá nhiều các khoản chi  phí để đảm bảo chuỗi sản xuất, thực hiện các qui định chống dịch tại nhà máy. Chưa kể những hệ lụy nhãn tiền là nguy cơ mất đi lực lượng lao động đã qua đào tạo khiến kế hoạch  phục hồi sản xuất khó khăn hơn, những rủi ro công nhân trong nhà máy thực hiện “3 tại chỗ”  có thể bị nhiễm Covid-19 xảy ra nếu việc sàng lọc kiểm soát ban đầu và trong suốt quá trình  vận hành không được tốt.

Còn phương châm “1 cung đường – 2 địa điểm” cũng có nhiều bất cập khi các địa  phương còn cứng nhắc trong việc xác định 2 địa điểm cần kiểm soát, hoặc yêu cầu cần tập  hợp công nhân tại một điểm và xe công ty phải đón đến nhà máy – điều này thực sự gây ra  nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi công nhân ở nhiều nơi khác nhau, phải di chuyển đến điểm tập  kết chung mà xe ô tô đưa đón thì có hạn, số lượng công nhân trên xe cũng phải đảm bảo  không quá 50% số ghế.

Đặc biệt, dịch Covid-19 lan rộng và phải áp dụng chỉ thị 16  tại Tp. HCM và các tỉnh ĐBSCL trong tháng 7/2021 như đề cập ở trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thủy sản.

Từ những khó khăn thực tế kể trên của các doanh nghiệp thủy sản, cùng với cơ hội sản xuất, xuất khẩu thủy sản mà Việt Nam đang có và kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang vừa qua, Hiệp hội VASEP kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ một số ý kiến để phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng cũng như sinh kế cho hàng triệu công nhân và nông, ngư dân  khai thác, sản xuất nguyên liệu thủy sản.

Cụ thể, trước hết, đề nghị Chính phủ xem xét thứ tự ưu tiên các thành phần được tiêm văc-xin ngừa covid-19. Theo đó, sau những người làm tại các cơ sở y tế & những cán bộ liên quan phải  tiếp xúc với người dân, người cao tuổi, người có bệnh nền thì thứ tự tiếp theo là những người lao động trong sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu; trong các nhà máy, các khu  công nghiệp – thực hiện sản xuất cho xuất khẩu nói chung và sản xuất, xuất khẩu thủy sản nói  riêng, trong đó đặc biệt ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp  dụng phương thức “3 tại chỗ” tại các địa phương.

Bốn đề xuất phục hồi duy trì sản xuất

Xác định là sẽ phải sống chung với đại dịch lâu dài, VASEP đề xuất nên phải có chiến lược phát triển, phục hồi sản xuất trong bối cảnh mới và một kế hoạch chống dịch linh động theo sát thực tế các địa phương.

Thứ nhất, VASEP đề nghị về bộ quy tắc, hướng dẫn thực hiện “Y tế tại chỗ”. Trong đó, Bộ Y tế hoàn thiện Bộ quy tắc (như CDC Mỹ và một số quốc gia đã có) và tổ chức huấn luyện cho các tỉnh và các doanh nghiệp thực hiện “Y tế tại chỗ”.

VASEP cũng đề xuất cơ chế phối hợp và chia sẻ giữa doanh nghiệp và CDC. Doanh nghiệp sẽ chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy, công ty tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động mỗi tháng 2 lần, mẫu xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả tự xét nghiệm của doanh nghiệp  được áp dụng trong lưu thông và giao dịch.

CDC sẽ xét nghiệm cho người lao động trong doanh nghiệp mỗi tháng một lần.Như vậy sẽ đảm bảo mỗi công nhân được xét nghiệm 3 lần/tháng.

Bộ Y tế cần hướng dẫn xử lý kịp thời đối với các DN trong thực hiện “3 tại chỗ” như phát hiện F0 để  kiểm soát các nguồn lây nhiễm, giảm tổn thất cho doanh nghiệp và bảo đảm sinh kế cho công nhân,  đảm bảo an toàn dịch bệnh cho toàn nhà máy.

Thứ hai, VASEP đã đề xuất cần có hướng dẫn thống nhất trong toàn quốc về việc thực hiện “1 cung đường – 2 địa điểm” kết hợp tuân thủ quy định 5K và các quy định về phòng dịch của doanh nghiệp và của cơ quan y tế địa phương. Trong đó “1 cung đường” là đảm bảo cung đường từ nhà đến công ty và từ công ty về nhà với điều kiện có kiểm soát và “2 địa điểm” là tại nhà máy và nơi cư trú tuân thủ quy định phòng dịch.

hoi-nghi-thu-tuong-voi-doanh-nghiep-vasep-de-nghi-xay-dung-bo-quy-tac-thuc-hien-y-te-tai-cho

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản đã phải gác lại nhiều đơn hàng, hiện tượng mất đơn hàng đã xuất hiện do sản xuất “3 tại chỗ” không đáp ứng được yêu cầu.

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản đã phải gác lại nhiều đơn hàng, hiện tượng mất đơn hàng đã xuất hiện do sản xuất “3 tại chỗ” không đáp ứng được yêu cầu.

Thứ ba, VASEP cũng có ý kiến về hỗ trợ công nhân, người lao động gặp khó khăn. “Trong khi dịch vẫn còn diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài tình hình, thì việc ngày càng nhiều người lao động tự kéo nhau về quê trong mấy ngày qua là một điều phải suy nghĩ”, Phó Tổng thư ký VASEP nói.

Do đó, VASEP đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh việc phối hợp công-tư, bao gồm cả các tổ chức thiện nguyện được chọn để triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ hết sức ý nghĩa vào bối cảnh  hiện nay.

Thứ tư, đề xuất về hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ đã công bố các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Chính phủ đã có Nghị quyết 68 và Quyết định 23 với các chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh doanh nghiệp. Nhưng bình diện chung là việc thực thi còn chậm với nhiều lý do.

Do đó, VASEP đề nghị Chính phủ chỉ đạo để chính quyền địa phương cùng hành động với các doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ đã có của Chính phủ.

Đồng thời, có các chính sách ưu tiên về: giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm 30% tiền điện cho  đến ít nhất hết năm 2021, đề xuất giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% quỹ  lương xuống còn 1% quỹ lương cho các doanh nghiệp – đây là những hỗ trợ quý báu để doanh nghiệp có  thêm điểm dựa trong bối cảnh khó khăn hiện nay, để duy trì được “3 tại chỗ” và đặc  biệt là có thêm cơ hội, nguồn lực cho việc phục hồi sản xuất-xuất khẩu.

Tăng mức hỗ trợ từ nguồn BHXH, BHYT, TNLĐ cho doanh nghiệp, và đề nghị BHXH chi  trả lương và chi phí cho các trường hợp người lao động đi cách ly do dịch bệnh  Covid-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế.

VASEP cũng đề nghị Chính phủ và Bộ TT-TT xem xét chỉ đạo việc không công khai tên của doanh nghiệp nếu có ca  nhiễm Covid-19 lên các phương tiện truyền thông nhằm tránh ảnh hưởng đến hoạt  động và hình ảnh của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay và khả năng phục hồi sản xuất.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

http://vppa.vn/hoi-nghi-thu-tuong-voi-doanh-nghiep-vasep-de-nghi-xay-dung-bo-quy-tac-thuc-hien-y-te-tai-cho/

VPPA

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939