Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940503685
TPP là cơ hội hay thách thức với ngành dệt may

Đăng đàn chất vấn đầu phiên họp buổi chiều, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, trong thời gian vừa qua Bộ Công thương được giao chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan đàm phán Hiệp định Kinh tế Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP và một số FTA.

Trước đó, trong phiên thảo luận buổi sáng, Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa – TP Hồ Chí Minh đặt câu hỏi, TPP sẽ mở cửa cho ngành dệt may với những cơ hội hết sức to lớn, nhưng để được hưởng ưu đãi ngành dệt may phải có nguyên liệu đầu vào đáp ứng nguyên tắc từ sợi trở đi. Tuy nhiên cơ hội giảm thuế có thể trở nên vô nghĩa.

“Thực trạng sản xuất sợi dệt may của Việt Nam hiện nay có đáp ứng yêu cầu hay không. Nếu đáy ứng được thì những doanh nghiệp đang đáp ứng được là ai? Có phải là doanh nghiệp FDI của Trung Quốc, Đài Loan , Hồng Kong…? Làm sao để hỗ trợ doanh nghiệp nội địa phát triển?” – Đại biểu đặt câu hỏi.

“Một nguyên tắc mà chúng tôi luôn lưu ý khi đàm phán là yêu cầu các đối tác dành cho Việt Nam một số ưu đãi cốt lõi, đặc biệt là đối với một số mặt hàng chủ lực như dệt may” – Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chia sẻ.

Theo đó, thông qua các hiệp định đã đàm phán và ký kết, về cơ bản Việt Nam đã đạt được một số thỏa thuận. Các nước đều chấp nhận mở cửa cho những hàng hóa Việt Nam có lợi thế vào thị trường nước họ như hàng dệt may.

Với TPP, Hoa Kỳ lo ngại dành ưu đãi cho Việt Nam thì còn vấn đề về xuất xứ hàng hóa. Do đó yêu cầu nếu nguyên liệu xuất xứ từ Việt Nam thì được hưởng ưu đãi, còn sẽ không được hưởng ưu đãi. Nguyên tắc “từ sợi trở đi” đòi hỏi hàng dệt may Việt Nam phải có vải hoặc sợi sản xuất tại Việt Nam thì mới được hưởng ưu đãi.

“Tuy nhiên, theo các điều khoản của hiệp định một số sản phẩm dệt may phải thực hiện nguyên tắc từ sợi trở đi. Còn một số sản phẩm khác có thể duy trì tình trạng như hiện nay, tức là nhập khẩu ngoài nước TPP vẫn được hưởng ưu đãi” – Tư lệnh ngành Công thương cho biết.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, hiện nay chúng ta đã đàm phán được khoảng 184 trong tổng số 186 mặt hàng dệt may không phải đáp ứng yêu cầu từ sợi trở đi. Tuy nhiên, 184 mặt hàng này mới chỉ chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu, còn 85% phải đáp ứng yêu cầu từ sợ trở đi.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhận định, quá trình đàm phán cho thấy rằng TPP là thách thức lớn nhưng đồng thời là cơ hội để nâng giá trị sản phẩm dệt may của Việt Nam.

“Nếu cứ duy trì tình trạng này Việt Nam sẽ mãi là thị trường gia công, làm thuê cho nước ngoài. Do vậy, thời gian qua ngành dệt may đã vận động, tăng cường đầu tư và nâng cao chuỗi giá trị. Trong giai đoạn từ 2013-2014, Việt Nam đã thu hút đầu tư vào dệt may đạt 3 tỷ USD” – Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết.
Theo Bộ trưởng, dự kiến đến năm 2018 khi TPP có hiệu lực thì tỷ trọng hàng dệt may của Việt Nam có xuất xứ từ sợi trở đi đạt 60%.

Về tỷ lệ nội địa hóa, Bộ trưởng cho biết, vải dệt kim chúng ta có thể tự lo 85%, vải dệt thoi mới sản xuất được khoảng 30%, sợi cơ bản đã sản xuất đủ theo nhu cầu, năm 2014 đã xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD sợi. Tính trung bình, tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may đã tăng từ 20% lên 50% trong khoảng 10 năm.

“Để tận dụng cơ hội, trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may sẽ tăng đầu tư vào khâu vải, kể cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài. Bước đi này cũng phù hợp với tình hình thực tế, giúp Việt Nam tận dụng cơ hội từ TPP và giảm thách thức” – Người đứng đầu ngành Công thương khẳng định.

Trong khi đó, trả lời chất vấn về vấn đề gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, những hành vi này là vấn nạn của xã hội và cần được xử lý. Để xử lý hoàn toàn, nhiệm vụ còn rất khó khăn và đòi hỏi nhiều thời gian.
Trên tinh thần đó, Bộ Công thương tiếp tục phối hợp với các bộ ngành liên quan tăng cường năng lực của các cơ quan liên quan, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, sửa đổi các văn bản. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát tăng cường ý thức của doanh nghiệp, có thái độ rõ ràng với hàng giả, hàng kém chất lượng.

Về thương lái, theo Bộ trưởng, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, phần lớn sản xuất nông nghiệp vẫn theo mô hình phân tán nhỏ lẻ nên vẫn cần đến thương lái. Chẳng hạn đối với những vùng như đồng bằng sông Cửu Long địa bàn xa xôi, vai trò của thương lái vẫn hết sức cần thiết.

“Chúng ta chỉ ủng hộ những hoạt động của thương lái làm ăn nghiêm túc, những thương lái lợi dụng thị trường để ép giá với người nông dân cần phải xử lý nghiêm khắc” – Bộ trưởng cho biết.

Về biện pháp tính đến sự cần thiết của thương lái, cần làm tốt hơn công tác thông tin tuyên truyền, đặt lợi ích phù hợp, tránh lợi dụng để ép giá. Về quản lý nhà nước, nếu phát hiện sai phạm cần xử lý nghiêm.

Về vai trò của doanh nghiệp và nhà nước, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, cần tăng cường hơn nữa kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ. Trong quan hệ giữa các bộ, ngành cần nghiên cứu và có biện pháp phù hợp hơn trong việc gắn kết các nhà sản xuất, nhà nông và ngân hàng.

Theo http://cafef.vn

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939