Ngày 18/11/2015, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tổ chức Hội nghị phổ biến Hiệp định TPP về dệt may. Đông đảo cán bộ Tập đoàn và các DN thành viên chủ chốt của Tập đoàn đã tới dự.
Bà Đỗ Thị Thu Hương, cục phó Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương trình bày tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Việt - Trưởng Ban Tổng hợp Pháp chế Vinatex cho biết, để chuẩn bị tốt cho giai đoạn phát triển mới của Tập đoàn cũng như ngành DMVN khi TPP có hiệu lực, Vinatex tổ chức Hội nghị phổ biến những thông tin cần thiết về Hiệp định tới các DN, để hạn chế tiêu cực và phát huy tối đa lợi thế từ TPP.
Ông Lê Tiến Trường – Tổng Giám đốc Vinatex, chỉ rõ thực trạng khó khăn của hầu hết các DN trực thuộc Tập đoàn trong thời gian qua trong việc tiếp cận sớm với nội dung Hiệp định TPP đã được công bố trên website Bộ Công Thương và Tập đoàn, do ngôn ngữ công bố bằng Tiếng Anh. Để giải quyết những vướng mắc của các DN, Vinatex sẽ tổ chức nhiều buổi phổ biến nội dung Hiệp định cũng như giải đáp những thắc mắc xung quanh nội dung Hiệp định cho các DN thuộc Tập đoàn ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Ngoài việc phổ biến nội dung TPP, các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng sẽ phân tích kỹ lưỡng giải pháp áp dụng cho DN DMVN, để có thể linh hoạt trong lựa chọn mặt hàng, đơn hàng sản xuất, thu được lợi ích cao nhất từ Hiệp định.
Bà Đỗ Thị Thu Hương, cục phó Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã trình bày tại Hội nghị hai vấn đề quan trọng, gắn liền với lợi ích của các DN DMVN trong Hiệp định TPP, đó là Quy tắc xuất xứ và Lộ trình xóa bỏ thuế quan. Theo đó, các DN DMVN muốn có được lợi ích tốt nhất từ Hiệp định cần xác định rõ khả năng của mình hiện tại cũng như trong tương lai để đáp ứng quy tắc về xuất xứ. Quy tắc chủ đạo của TPP là xuất xứ từ sợi trở đi, tuy nhiên DN DMVN lại mạnh ở khâu may, nên rất cần chú ý đến những ngoại lệ trong quy tắc này, áp dụng với loại nguyên liệu rơi vào trường hợp nguồn cung thiếu hụt, để vẫn có thể sử dụng nguyên liệu ngoài các nước TPP mà vẫn được hưởng lợi thuế quan. Bên cạnh đó, các DN cũng nên chú ý đến lộ trình giảm thuế của TPP để vận dụng phù hợp và đầu tư chuyển đổi hoạt động cho sự phát triển nhanh trong giai đoạn mới.
Đông đảo cán bộ Tập đoàn và các DN thành viên chủ chốt của Tập đoàn đã tới dự.
Cũng trong Hội nghị, nhiều câu hỏi liên quan đến yếu tố kỹ thuật khi vận dụng Hiệp định được diễn giả giải đáp chu đáo. Chia sẻ về nội dung này, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho rằng, TPP là một thách thức, May 10 cũng như các DN chủ đạo khác trong Tập đoàn đã chuẩn bị để bước vào cuộc chơi mới, tuy khó nhưng không gì là không thể làm được. Những gì trước đây May 10 chưa làm thì bây giờ phải học để làm bằng được. Và quan điểm của bà là đã làm thì phải làm giỏi.
Đặc biệt, quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi là vô cùng khó khăn cho các DN ngành DMVN, vốn quen với việc nhập khẩu vải Trung Quốc. Nhưng đây cũng là động lực lớn để DN Việt đầu tư vào phát triển ngành dọc của dệt may, tạo chuỗi sản xuất từ kéo sợi – dệt – nhuộm hoàn tất – may. Lộ trình này cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ VN trong quy hoạch phát triển Ngành DMVN trong tương lai.
Vinatex
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023