VPPA-Chiều 22-4, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội gỗ và Lâm sản tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức Hội nghị phát triển vùng nguyên liệu phục vụ gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu.
Rừng sản xuất của một hộ dân tại huyện Yên Thế, Bắc Giang.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT tại hội nghị, hiện cả nước có 5.580 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, bao gồm 4.760 doanh nghiệp chế biến gỗ; 820 doanh nghiệp sản xuất ván nhân tạo; 55 doanh nghiệp pallet; 25 doanh nghiệp sản xuất viên nén gỗ, 188 doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ. Trong đó, số lượng doanh nghiệp trong nước 4.813 doanh nghiệp; 767 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI). Doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu khoảng 2.600 doanh nghiệp.
Thực hiện quản lý theo chuỗi hành trình sản phẩm (Hệ thống kiểm soát truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp – CoC), đến nay đã có gần 1.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản được chứng nhận quản lý theo chuỗi hành trình sản phẩm, theo hệ thống chứng nhận của các tổ chức FSC và PEFC quốc tế.Về cơ cấu vốn của doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 88% tổng số doanh nghiệp chế biến; doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn (hơn 15 tỷ đồng) chiếm trên 11% tổng số doanh nghiệp chế biến.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ (TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước), chiếm trên 42% tổng số doanh nghiệp cả nước; khu vực Nam Trung Bộ chủ yếu tập trung tại tỉnh Bình Định, Phú Yên và một số tỉnh khu vực phía Bắc nơi có các làng nghề truyền thống như Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định..
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu thì nhu cầu nguyên liệu gỗ cũng tăng cao, trong giai đoạn 2017-2021, lượng gỗ khai thác trong nước chiếm 77,4% tổng nguồn cung (gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung chiếm 52,7%, gỗ khai thác từ cây trồng phân tán chiếm 14%; gỗ khai thác từ rừng cao su thanh lý chiếm 10,7 %); gỗ nhập khẩu hiện chiếm 22,6 % tổng nguồn cung.
Một doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ gỗ xuất khẩu tại huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng.
Các loại gỗ rừng trồng (rừng sản xuất): Keo, Bạch đàn: 2,59 triệu héc-ta, chiếm 70% tổng diện tích rừng trồng sản xuất; Mỡ, Bồ đề, Tràm: 740 nghìn héc ta, chiếm 20% tổng diện tích rừng trồng sản xuất… Các loài cây khác có chu kỳ khai thác trên 10 năm (Thông, Lát, Xoan, và các loài cây bản địa khác): 370 nghìn héc ta, chiếm khoảng 10% tổng diện tích rừng trồng sản xuất. Về diện tích rừng trồng gỗ lớn cả nước hiện có 489.016 héc ta. Diện tích rừng trồng có chứng nhận quản lý rừng bền vững ( FSC…) khoảng 290,5 nghìn héc ta.Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu, tuy nhiên, gần 70% là gỗ có kích thước nhỏ, sản xuất các sản phẩm như dăm gỗ, các loại ván nhân tạo. Nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung phục vụ chế biến gỗ được khai thác từ 3,69 triệu héc ta rừng trồng sản xuất, trong đó: Vùng Đông Bắc Bộ 1,39 triệu ha, chiếm 37,7%; Vùng Bắc Trung Bộ 0,77 triệu ha, chiếm 20,9%; Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 0,54 triệu héc ta, chiếm 14,7%; Vùng Tây Nguyên 0,29 triệu héc-ta, chiếm 7,8%; Các vùng Đông Nam Bộ, Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long 0,379 triệu héc ta chiếm 10,3% diện tích rừng trồng trong cả nước
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 16 tỷ USD, xuất siêu khoảng 13 tỷ USD. Hiện ngành sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản của Việt Nam là một quốc gia có thứ hạng trên thế giới. Nhận định ngành sản xuất chế biến gỗ và lâm sản của Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển trong thời gian tới. Vì thế, nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng ngày một tăng về số lượng cũng như chất lượng đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị kỹ càng cũng như đề ra các giải pháp phù hợp để xây dựng vùng nguyên liệu ngay từ bây giờ nhằm đáp ứng cho sản xuất, chế biến.
Theo báo Quân đội Nhân dân
https://vppa.vn/som-co-giai-phap-de-xay-dung-vung-nguyen-lieu-go-phuc-vu-san-xuat-che-bien/
VPPA
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023