Ngày 21/12/2015, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức gặp gỡ báo chí trực tuyến hai đầu Hà Nội - TP.HCM để công bố Lễ kỉ niệm 20 thành lập, đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động và kết quả kinh doanh năm 2015 và mục tiêu năm 2016.
Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng Giám đốc và ông Trần Việt, Trưởng ban Tổng hợp Pháp chế Vinatex chủ trì họp báo
Tham dự buổi gặp gỡ báo chí có ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng Giám đốc Vinatex; ông Trần Việt, Trưởng ban Tổng hợp Pháp chế Vinatex và các phóng viên, nhà báo đại diện cho các cơ quan thông tấn báo chí tại Hà Nội và TP.HCM.
Năm 2015 là năm bản lề khi Tập đoàn chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa và cũng là năm đặc biệt quan trọng khi Vinatex sẽ tổ chức Lễ kỉ niệm 20 năm thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Qua 20 năm hình thành và phát triển, với vai trò là hạt nhân cho phát triển ngành dệt may, thu hút lao động, thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn, dẫn dắt, thu hút các nguồn lực trong, ngoài nước tham gia đầu tư vào ngành dệt may, Vinatex đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đặt ra khi thành lập Tập đoàn, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Kết quả: kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước tăng hơn 32 lần trong 20 năm từ 850 triệu USDnăm 1995 lên trên 27 tỷ USD năm 2015, lao động tăng gấp 25 lần, có thị phần đứng thứ 2 ở cả ở Mỹ (10,2%) và Nhật Bản (7%), thu nhập bình quân toàn Ngành đã đạt xấp xỉ 200 USD/tháng, riêng của Vinatex đạt xấp xỉ 280USD/tháng. Liên tục hàng năm, ngành dệt may tạo ra ¼ số việc làm mới trên cả nước, thặng dư thương mại đạt trên 13 tỷ USD năm 2015.Ghi nhận những đóng góp và sự phấn đấu của tập thể lãnh đạo và CBCNV Vinatex thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã trao tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động cao quý cho Vinatex nhân dịp Tập đoàn tròn 20 tuổi.
Mặc dù tình hình nhập khẩu hàng dệt may của những thị trường lớn giảm trong năm 2015 nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định với kim ngạch ước đạt 27,5 tỷ USD. Riêng Tập đoàn Dệt May Việt Nam, doanh thu đạt trên 52.655 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 3,463 tỷ USD, tăng 10% và thu nhập bình quân đạt 6,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 5,7% so với năm 2014.Các đơn vị có kết quả SXKD gồm có: Tổng Công ty CP Phong Phú; Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ; Công ty CP Sợi Phú Bài; Công ty CP Dệt may Huế; Tổng Công ty CP May Việt Tiến; Tổng Công ty May 10 - CTCP; Tổng Công ty May Nhà Bè - CTCP; Tổng Công ty Đức Giang - CTCP; Công ty CP Vinatex Đà Nẵng; Công ty CP May Đáp Cầu; Công ty CP May Nam Định; Công ty CP May Hữu Nghị.
Toàn cảnh buổi họp báo
Trong năm 2015, Tập đoàn đã khởi công, hoàn thành và đang triển khai các dự án: Dự án Nhà máy Sợi Phú Hưng giai đoạn 2, quy mô 2,16 vạn cọc, sản lượng 4.770 tấn/năm (Ne30), tổng mức đầu tư là 258,7 tỷ đồng; Dự án Nhà máy may Kiên Giang, quy mô 20 chuyền may, sản lượng 3,6 triệu sp quần nữ/năm, tổng mức đầu tư là 105,8 tỷ đồng; Dự án Nhà máy SX vải Yarndyed Long An, quy mô 10 triệu mét/năm, tổng mức đầu tư là 444,2 tỷ đồng; Dự án May: Nhà máy May Cần Thơ, Nhà máy May Bạc Liêu, Nhà máy May Quảng Bình, Nhà máy May Tuyên Quang với quy mô 20-29 chuyền may, sản lượng 4 - 6,5 triệu sp/năm, tổng mức đầu tư từ 100 - 108 tỷ đồng; Dự án Sợi: Nhà máy Sợi Phú Cường, Nhà máy Sợi Nam Định với quy mô 2-3 vạn cọc sợi, sản lượng 4.770-5.200 tấn/năm (Ne30), tổng mức đầu tư 300-465 tỷ; Dự án Khu liên hiệp Dệt May Quế Sơn,tổng mức đầu tư là 1.261 tỷ đồng.
Cũng trong buổi gặp báo chí, lãnh đạo Vinatex đã dành thời gian trả lời câu hỏi của các phóng viên về thị trường nội địa, vấn đề chủ động nguyên phụ liệu, tác động của các hiệp định thương mại tự do đến ngành Dệt May Việt Nam...
XQ
Vinatex
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023