Trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 được Quốc Hội thông qua, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2016 dự kiến tăng khoảng 10%, tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu dưới 5%. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề của ngành công thương trong giai đoạn tới, cần phải có những giải pháp điều hành mạnh mẽ trong lĩnh vực xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, riêng ngành DMVN với mức tăng trưởng xuất khẩu tính trung bình hàng năm lên tới 15%. Xuất khẩu dệt may năm 2015 của Việt Nam đạt 27,5 tỷ USD. Trong đó Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ vững vị trí doanh nghiệp đầu tầu của ngành Dệt May Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,463 tỷ USD, tăng 10%; doanh thu đạt 52.655 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2014.
Không chỉ thay đổi ở con số tăng trưởng ấn tượng, Ngành DMVN, mà đầu tàu là Tập đoàn DMVN đã nỗ lực thay đổi phương thức SX – KD nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm nhập siêu. Trong đó, tập trung vào ODM là chiến lược xuyên suốt của Tập đoàn để cải thiện giá trị gia tăng của hàng DMVN xuất khẩu. Tập đoàn đã đi sâu vào khâu sản xuất nguyên liệu, tăng hàm lượng xơ, sợi, vải đưa vào hàng hóa DMVN. Tăng tỷ lệ nội địa hóa là một chỉ tiêu quan trọng mà Tập đoàn và Ngành chú trọng thực hiện hàng năm. Trong 6-7 năm trước đây, trong ngành DMVN, kể cả Tập đoàn DMVN, thì việc sản xuất theo phương thức ODM (từ thiết kế kỹ thuật trọn gói tới lo cung ứng nguyên liệu, ra đến hàng may mặc hoàn chỉnh) là gần như con số 0.
Đến năm 2015, tỷ lệ hàng sản xuất ODM đã đạt khoảng 8 %, trong đó có những công ty đã có tỷ lệ hàng làm theo phương thức ODM đạt tới 80-90% như Công ty CP Quốc tế Phong Phú. Mô hình mới này cũng đang được triển khai ở Công ty TNHH MTV Dệt 8/3. Đây là những bước đi để phương thức ODM của Tập đoàn được triển khai hệ thống, bài bản hơn, và liên thông thành năng lực cạnh tranh đủ lớn để toàn Ngành DMVN có thể cạnh tranh thực sự, hiệu quả trên thị trường.
Với sự chuẩn bị như vậy thì Tập đoàn DMVN phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% năm 2018 và nội địa hóa 65% năm 2020. Còn toàn ngành may VN hiện có tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu nội địa chiếm 50%.
Năm 2016, khi Việt Nam trở thành thành viên của TPP, ngành dệt may sẽ có lợi ích lớn, với "sân chơi" rộng, mang tính toàn diện và hàng rào thuế quan sẽ về 0%, thay vì mức thuế từ 12 - 17% như hiện nay. DN dệt may của Việt Nam càng có cơ hội phát triển bền vững, và dự kiến tăng trưởng ngành dệt may vẫn đạt trên hai con số, xứng là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu VN 2016. Toàn Ngành đang tiếp tục nỗ lực vượt mình để chuyển lên phương thức sản xuất mới (ODM) và tham gia tích cực chuỗi cung ứng trọn gói để có sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đảm bảo tốc độ phát triển.
vinatex
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023