"Chơi với thế giới, doanh nghiệp phải có chữ tự tin, không có sự tự tin thì không làm được tất cả", TS. Võ Trí Thành – Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Chuyên gia kinh tế, nhận định.
TS. Võ Trí Thành
Có thể bạn quan tâm
"Chưa bao giờ Việt Nam được chơi trên thế giới mà gắn với các công cuộc đổi mới. TPP không chỉ là cơ hội mà còn là vận hội đối với Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian dành cho Việt Nam không còn nhiều. Vì vậy, Việt Nam cần phải thay đổi cách sống, cách làm ăn cho phù hợp với sân chơi thế giới". TS. Võ Trí Thành cho hay.
Theo TS. Võ Trí Thành, thách thức lớn nhất trong TPP của Việt Nam chính là tận dụng hết cơ hội. Vì trên thực tế, EU và Hoa Kỳ hiện vẫn chưa công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, tuy nhiên Việt Nam lại tham gia hai hiệp định có tính thị trường cao nhất từ trước tới nay. Vì vậy, đây được xem là thách thức lớn của Việt Nam khi bước chân vào TPP.
TPP chỉ là 1 trong 15 hiệp định mà Việt Nam đã ký. Đây được xem là hiệp định vô cùng lớn với sức mua dồi dào, là nơi có mặt của 900 triệu dân, gồm sức mua của nhiều nước phát triển, đang phát triển. Không những vậy, đây còn là một sân chơi mà trong đó có không ít những đối tác toàn diện và chiến lược của Việt Nam. Đối tác đồng nghĩa với hợp tác, hợp tác là những chia sẻ, những quan hệ về kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa..., TS cho hay.
Lý giải về bản chất của TPP, TS Võ Trí Thành cho biết, bản chất của TPP cũng giống như nhiều hiệp định tự do khác, cũng có 4 khía cạnh:
Một là tự do: trước kia di chuyển hàng hóa dịch vụ, đầu tư còn nhiều hàng rào, ổ gà ngăn chặn. Nhưng đến với TPP, hiệp định tự do Việt Nam - EU, thì số hàng rào thuế gần như về 0% theo thời gian. Quyền kinh doanh cũng tự do hơn, chẳng hạn như: dịch vụ tài chính trong TPP, hiệp định tự do Việt Nam - EU không cần sự hiện diện thương mại mà vẫn được tự do kinh doanh qua biên giới.
Hai là tiêu chuẩn: tiêu chuẩn ở sân chơi này sẽ cao hơn, minh bạch hơn để đảm bảo hàng hóa chạy nhanh, thoáng hơn, đảm bảo tốt cho cuộc sống con người.
Ba là các điều tiết, chính sách phải cam kết, phải có luật chơi chung
Bốn là hiệp định này sẽ giám sát, xử lý tranh chấp mạnh mẽ hơn.
"Tuy nhiên, điều cần phải suy xét hiện nay là hai hiệp định tự do chất lượng cao này lại không bao hàm tất cả những cải cách của Việt Nam. Vì vậy, tôi hoàn toàn đặt kỳ vọng vào ban lãnh đạo mới của đất nước", ông nói.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng khẳng định ý nghĩa sâu sắc mà hiệp định này đem lại như: tạo cơ hội cho doanh nghiệp lựa chọn, tiếp cận đối tác, thị trường mênh mông hơn, cơ hội học hỏi, bùng nổ của những ngành có lợi thế cạnh tranh như: xuất khẩu dệt may, cơ hội đầu tư nhiều lĩnh vực, cơ hội cải cách thể chế: tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Đặc biệt, khi thương mại và đầu tư dịch chuyển sẽ tạo điều kiện cho logistics phát triển. Nhiều tập đoàn nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam tạo điều kiện cho DN Việt kết nối với họ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ.
Để đạt được những cơ hội này, TS. Võ Trí Thành cho rằng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là DNVVN phải có chữ tự tin.
"Vào sân chơi thế giới, doanh nghiệp phải có chữ tự tin, không có sự tự tin thì không làm được tất cả. Với Hoa Kỳ, Việt Nam đã hoàn toàn tự tin khi đặt bút ký FTA và chỉ sau 14 năm, không có điều gì kỳ diệu hơn khi xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 30 lần, từ 1 tỉ USD đến 30 tỉ USD. Đây là thị trường cao nhất, đòi hỏi nhất, trong thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Sự tự tin cũng được thể hiện ngay cả những ngành rất khó khăn như chăn nuôi. Ví dụ ngay chính đất nước Nhật Bản, nếu nói đến sợ hãi thì ngành nông nghiệp của Nhật Bản phải sợ hãi hơn Việt Nam khi hội nhập vì lý do chính trị, kinh tế của Nhật Bản đã từng cương quyết bảo hộ đến cùng. Thế nhưng với TPP, Nhật Bản cũng phải mở cửa và tinh thần của Nhật Bản là xuất khẩu nông nghiệp bằng công nghệ cao. Với sự tự tin đó, Nhật Bản đã có thể vượt qua sự sợ hãi và ngành nông nghiệp vững vàng tiến tới phát triển, hội nhập. Theo đó, trong thế giới chúng ta hội nhập thì chúng ta phải tự tin". TS nhận định.
Theo Tuyết Nhung: Bao motthegioi
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023