Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940506097
TPP và những dấu ấn khó quên

Thời điểm chuẩn bị kết thúc các nội dung đàm phán, các thành viên trong đoàn Việt Nam đều có những kỷ niệm sâu sắc. Đó là những phút cuối nghẹt thở tại Atlanta (Hoa Kỳ), khi bộ trưởng thương mại 12 quốc gia thành viên tạm ngừng thương thảo về những bất đồng tồn tại và trở về nước để tham vấn với lãnh đạo cấp cao hơn…” - đó là chia sẻ của những người suốt một thời gian dài cùng đoàn Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Cơ hội mãi chỉ là cơ hội nếu…

Năm qua, “TPP” có lẽ là từ khóa hot nhất thuộc lĩnh vực kinh tế Việt Nam trên mạng internet. Vì thế, gặp được những người trong cuộc là vô cùng khó khăn, nhất là trong thời điểm cuối năm.

Vất vả lắm tôi mới gặp được ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), đồng thời là Trưởng nhóm đàm phán về Dịch vụ xuyên biên giới của TPP. Mở đầu câu chuyện, ông Khanh đã nhắc khéo: “Tôi rất bận, trao đổi ngắn nhé”.
Chia sẻ về tầm quan trọng của TPP, ông Ngô Chung Khanh cho biết, TPP là một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có mức độ và phạm vi cam kết sâu và rộng, được kỳ vọng sẽ đem lại giá trị gia tăng rất lớn cho trao đổi thương mại trong khu vực và toàn cầu, bởi các hiệp định thương mại trước đây thường tập trung nhiều vào vấn đề giảm thuế. TPP nhắm đến việc thiết lập bộ quy tắc thương mại tiêu chuẩn cao, giải quyết các vấn đề của kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và việc làm tại các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương. Bởi vậy, nhiều người đã cho rằng, hiệp định này khi kết thúc đàm phán sẽ tạo nên cú hích cho nền kinh tế Việt Nam.

Bộ trưởng Thương mại 12 quốc gia tham gia đàm phán TPP

Tuy nhiên, ông Khanh nhận định, việc kết thúc đàm phán TPP mới chỉ là việc đi được nửa quãng đường. Các nước thành viên của TPP còn phải tiến hành thủ tục phê chuẩn theo quy định pháp luật của mình và quá trình này thường phức tạp và mất khá nhiều thời gian. Khi TPP chưa được phê chuẩn, thì các cơ hội kỳ vọng vẫn chỉ là lý thuyết. Mặt khác, các cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi Việt Nam có đủ khả năng tận dụng chúng.

“Cơ hội sẽ mãi chỉ là cơ hội, nếu các doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam không chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để đón nhận hiệu quả. Ví dụ, các doanh nghiệp dệt-may khó đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao vào Hoa Kỳ nếu họ không chuẩn bị các nguồn nguyên, phụ liệu cần thiết để đáp ứng quy tắc “xuất xứ từ sợi trở đi” theo yêu cầu của hiệp định” - ông Khanh nhấn mạnh.

Ngoài ra, bên cạnh những cơ hội to lớn mang lại cho các nước tham gia, TPP cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ. Việt Nam sẽ chỉ tối đa hóa được cơ hội, qua đó tạo ra “cú hích” đủ mạnh cho nền kinh tế nếu chúng ta chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận và vượt qua các thách thức. Nếu thách thức nhiều mà không có phương án xử lý hiệu quả, thì lợi ích mà Hiệp định TPP đem lại sẽ không lớn như kỳ vọng.

Những cảm xúc khó quên

Là người tham gia đoàn đàm phán từ những ngày đầu, ông Ngô Chung Khanh không thể quên những mốc quan trọng trong quá trình tham gia đàm phán về TPP của đoàn Việt Nam.

Ông Khanh nói, có 3 dấu mốc đáng nhớ. Đó là vào năm 2008, khi Việt Nam quyết định tham gia đàm phán Hiệp định với tư cách quan sát viên đặc biệt. Thời điểm đó, chúng ta còn rất bỡ ngỡ với các nội dung đàm phán của hiệp định bởi những cách tiếp cận rất mới. Dấu mốc thứ hai, vào năm 2010, khi nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thông báo việc Việt Nam chính thức tham gia TPP tại diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức bên lề Hội nghị cấp cao APEC tại Yokohama (Nhật Bản). Dấu mốc thứ ba, là khi ta cùng các nước kết thúc toàn bộ nội dung đàm phán về TPP sau 5 năm vừa đàm phán, vừa vận động và thậm chí là đấu tranh, để đạt được kết quả mang tính cân bằng, có thể đem lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tế Việt Nam.
Thời điểm chuẩn bị kết thúc các nội dung đàm phán, các thành viên trong đoàn Việt Nam đều có những cảm xúc khó quên. Đó là những phút cuối nghẹt thở tại Hội nghị Bộ trưởng ở Atlanta, khi Bộ trưởng thương mại 12 quốc gia thành viên tạm ngừng thương thảo về những bất đồng còn tồn tại và trở về nước để tham vấn với lãnh đạo cấp cao hơn.

“Đến ngày 3.10, khi đoàn Việt Nam nhận được thông tin các nước đã thỏa thuận được về vấn đề ôtô, các thành viên trong đoàn hiểu TPP đã đến rất gần. Nhưng đến ngày cuối cùng, lại nảy sinh vấn đề bảo hộ độc quyền cho sinh phẩm giữa Australia và Mỹ. Các nước phải gửi kết quả đàm phán về thủ đô của họ. Chúng ta cũng bất ngờ, nghĩ là nếu Mỹ và Australia không thể đạt thỏa thuận thì TPP sẽ đổ bể. Nhưng ở những giây cuối cùng, các bộ trưởng đã thuyết phục được chính quyền của họ” - ông Khanh chia sẻ.

Cuộc họp báo công bố kết quả đàm phán đã phải liên tục dời lại, khi Bộ trưởng Thương mại 12 nước vẫn họp thâu đêm để tìm tiếng nói chung. Đến tận khuya 4.10, sau 5 ngày ròng rã, khả năng kết thúc đàm phán chỉ được dự báo với xác suất 50/50. Cuối cùng, cuộc họp báo đã diễn ra vào sáng 5.10, tức 20h20 (giờ Hà Nội) tại Atlanta sau khi bị lùi tới 3 lần.

Các thành viên đoàn đàm phán Việt Nam đều đồng tình rằng, có được TPP, không thể phủ nhận vai trò điều phối của các bộ, ngành trong nước - từ việc bàn thảo, xây dựng phương án đàm phán đến thảo luận chiến lược kỹ thuật rất hiệu quả. Vì thế, kết quả đàm phán đạt được sự nhất trí cao.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng từng chia sẻ, nếu không có sự tham gia trực tiếp của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ LĐ,TB&XH về chương “Lao động” trong TPP thì chúng ta chưa thể có được kết quả như hôm nay. Ngay tại buổi họp báo công bố kết quả đàm phán TPP, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận định: "Lao động là một trong những vấn đề phức tạp và nhạy cảm nhất trong quá trình đàm phán của Việt Nam”.

“Các đối tác đánh giá rất cao kỹ năng đàm phán của Việt Nam. Trong khi nhiều nước từ chối đàm phàn nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan đến lao động, công đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, sở hữu trí tuệ, thì chúng ta không dập tắt ngay từ ban đầu mà tiến hành đàm phán rất xây dựng” - ông Khanh cho biết thêm.

Theo Phương Linh: Laodongthudo

 
www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939