Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940506201
Tham gia TPP để sản xuất phát triển, chứ không để 'chết'

Mặc dù nền kinh tế có quy mô nhỏ nhất trong số 12 thành viên tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng các doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực dệt may và thủy sản của Việt Nam vẫn tự tin trước sự cạnh tranh trong sân chơi đầy khốc liệt này.

Dệt may hứa hẹn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Ảnh: QH/Vnexpress

“Lĩnh vực dệt may có năng lực cạnh tranh thực sự trên thị trường thế giới. TPP mở toang cánh cửa để hàng dệt may Việt Nam vào các nước TPP”, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam tự tin phát biểu tại Hội thảo “TPP với Việt Nam: Từ phê chuẩn tới thực hiện”, do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức cuối tuần qua.

Ông Trường minh chứng, trong vòng 10 năm trở lại đây, tổng giá trị sử dụng hàng dệt may trên toàn thế giới hầu như không tăng, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã tăng gấp đôi, mặc dù hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào những thị trường lớn như Nhật Bản vẫn bị áp thuế suất tương đối cao do không đáp ứng được quy tắc xuất xứ. “Các nước TPP như Mỹ, Nhật, Canada là đối tác xuất khẩu quan trọng của ngành dệt may nước ta. Trong 3 năm đầu tiên kể từ khi TPP có hiệu lực, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may sẽ tăng 17-20%/năm và đến năm 2020 sẽ cán mốc 50 tỷ USD”, ông Trường dự báo.

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may cho rằng, chỉ khi nào xuất khẩu mặt hàng dệt may cán đích 50 tỷ USD thì ngành dệt may Việt Nam mới thực sự cất cánh. Bởi chỉ đạt mức xuất khẩu này mới có thể phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp mới tập trung đầu tư vào khâu sản xuất nguyên phụ liệu, tăng thu hút đầu tư nước ngoài và giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Với mặt hàng thủy sản, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam năm 2015 chỉ đạt 6,573 tỷ USD, mặc dù giảm so với năm 2014 (đạt 7,836 tỷ USD), song ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng rất tự tin khi gia nhập TPP. Ông Hòe cho rằng, là quốc gia nuôi trồng thủy sản đứng thứ 3 thế giới, xuất khẩu đứng thứ 4 thế giới, xuất khẩu vào 165 quốc gia với 612 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp, trong đó có 461 nhà máy đạt điều kiện xuất khẩu sang EU, không có lý do gì mà ngành thủy sản lại thất bại khi cánh cửa TPP mở ra.

“Trong vòng 10 năm qua, ngành thủy sản không ngừng lớn mạnh, đã trở thành một trong những ngành sản xuất lớn nhất, xuất khẩu lớn nhất (chỉ sau điện tử, may mặc, dầu thô và da giày), “nội địa hóa” cao nhất thì không có lý do gì lại thất bại khi thị trường xuất khẩu rộng mở, tiêu dùng thủy sản của thế giới dự kiến sẽ tăng lên 20 kg/người/năm vào năm 2030”, ông Hòe tự tin.

Ông Vũ Quang Minh, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng rất tự tin khi cho rằng, gia nhập TPP, ngành nông nghiệp đã có sự chuẩn bị tốt hơn cách đây 10 năm, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). “Khi gia nhập AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) và gia nhập WTO, chúng ta cũng lo ngại cho sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, thậm chí còn lo ngại hơn khi gia nhập TPP, nhưng cuối cùng ngành nông nghiệp đã vượt quá khó khăn một cách ngoạn mục. Sau 20 năm kể từ khi chính thức hội nhập kinh tế bằng việc tham gia AFTA, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm vượt qua khó khăn, thách thức. Hơn nữa, trong mấy năm vừa qua, ngành nông nghiệp đã tiến hành tái cơ cấu và trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp tái cơ cấu đều gắn chặt với hội nhập kinh tế quốc tế”, ông Minh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp bất lợi, thậm chí khó có thể cạnh tranh thành công khi tham gia TPP. Ông Nguyễn Anh Sơn, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội băn khoăn, tham gia TPP có bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp sẽ “chết”, các bộ, ngành có tính toán được không? Có lường trước sự ảnh hưởng đến nền kinh tế, an ninh xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động sau khi hàng loạt doanh nghiệp phá sản do không cạnh tranh được với doanh nghiệp trong nội khối TPP.

Trưởng đoàn đàm phán TPP, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, hiện chưa có bất cứ quốc gia nào, tổ chức quốc tế nào, chuyên gia kinh tế nào có thể đo đếm, tính toán được sẽ có bao nhiêu doanh nghiệp bị “chết” do thực hiện hiệp định thương mại tự do. Nhưng thực tế đã chứng minh, càng hội nhập thì hoạt động sản xuất càng phát triển do đẩy mạnh được xuất khẩu.

“Chúng ta đã từng quan ngại ngành sản xuất, chế biến sữa; gạch men, gốm sứ, vật liệu xây dựng; đồ điện dân dụng... phá sản hàng loạt khi mở cửa thị trường, nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam thích nghi với môi trường mới rất nhanh. Vì thế, không nên quá quan ngại về sức cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia TPP”, ông Khánh nói.

Theo Mạnh Bôn: Báo Đầu tư

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939