Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940506381
TPP - Tận dụng xoay chuyển thách thức

Trong môi trường đầu tư, môi trường lao động mới, các DN Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều đối thủ lớn đến từ các nước thành viên TPP; thị trường hàng hóa, dịch vụ sẽ có mặt của hàng ngoại nhiều hơn và mang tính cạnh tranh hơn.

Dệt may - ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh trong TPP, nhưng DN phải biết biến thách thức thành cơ hội, biến khó khăn thành thuận lợi

Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Còn với lợi ích lớn nhất của Việt Nam là mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ thương mại sang các nước lớn, tiềm năng như Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản… để giảm sự lệ thuộc vào các thị trường truyền thống hiện nay như Trung Quốc. Khi thuế nhập khẩu trở về 0%, điều này giúp nâng cao đáng kể lợi thế cạnh tranh cho các ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam như dệt may, giày dép, nông sản…

TPP là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam và các DN Việt Nam phát triển, trưởng thành hơn trong sân chơi kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, TPP cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho các DN Việt Nam khi tham gia vào cuộc chơi mới hơn, luật chơi khắc nghiệt hơn. Do đó, các DN phải nỗ lực cao hơn và chủ động, linh hoạt hơn để tìm ra giải pháp chiến lược, xoay chuyển tình hình, biến thách thức thành cơ hội, biến khó khăn thành thuận lợi.

Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, việc xóa bỏ dần các rào cản thuế quan sẽ làm cho hàng hóa từ các nước nhập khẩu vào Việt Nam nhiều lên với giá cả cạnh tranh hơn. Khi đó, các DN sản xuất trong nước sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và chịu sức ép cạnh tranh nhiều hơn, đặc biệt các DNVVN. Đồng thời, các nước đều có sự chuẩn bị chu đáo trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, họ xem Việt Nam là thị trường tiềm năng, cơ hội thực sự của họ. Vì vậy, các DN Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất thị trường nội địa, mất một số lợi ích quan trọng nếu chúng ta không thay đổi, không chuẩn bị tốt để biến thách thức thành cơ hội.

Vậy các DN Việt cần gấp rút chuẩn bị những gì để có thể đứng vững trên thương trường?

Thứ nhất, cần tìm hiểu kỹ về TPP, về những cơ hội, thách thức khi tham gia TPP. Từ đó đề ra chiến lược phát triển, những bước đi mới, những biện pháp cần thiết để triển khai thi hành chủ trương, kế hoạch kinh doanh phù hợp với TPP và đạt được lợi ích như mong muốn. Nói cách khác, các DN phải hiểu rõ tinh thần của TPP, phải khai thác các cơ hội từ nhiều góc độ, dự liệu thách thức, lường trước các rủi ro để hóa giải tình hình, dự báo tương lai, đưa ra những hướng đi đúng đắn nhằm tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

Thứ hai, nghiên cứu kỹ hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật của các nước thành viên TPP. Chúng ta phải lưu ý về các tiêu chí rào cản đối với hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước trong TPP. Trên thực tế, năng lực của các DN trong việc tiếp cận các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu do các DN chủ quan, chưa thực sự tìm hiểu các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế để nâng cao năng lực trong kinh doanh. Vì vậy trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, mỗi DN cần đưa ra những giải pháp để tăng cường năng lực tiếp cận với các thông tin, chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh.

Thứ ba, tăng cường năng lực cạnh tranh. Thực hiện việc này bằng cách chủ động và nghiêm túc đầu tư, đổi mới trang thiết bị theo chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập. Quan trọng nhất là phải thực hiện tốt các yêu cầu vệ sinh sản phẩm, kiểm dịch động thực vật… để đảm bảo mức độ cạnh tranh của hàng hóa. Trong quá trình đổi mới công nghệ, đòi hỏi các DN phải có những sáng tạo mới, chủ động hội nhập nhằm thay đổi cách thức sản xuất và quy trình sản xuất. Đồng thời cũng cần tăng cường đội ngũ lao động có tay nghề cao, chuyên nghiệp để có thể đối đầu với các đối thủ cạnh tranh đến từ các nước.

Thứ tư, đổi mới quy trình quản trị, quản lý DN. Cùng với đó, để tăng sức mạnh trên thị trường, DN có thể tính toán đến việc tổ chức lại cơ cấu nếu cần thiết.

Thứ năm, đánh giá đúng nội lực, khả năng, điểm yếu, điểm mạnh của DN mình và các DN đối thủ. Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn, sáng suốt khi đối đầu với các DN lớn mạnh hơn. Bên cạnh đó cũng cần tận dụng cơ hội hợp tác với các DN nước ngoài nhằm tranh thủ lợi thế về vốn, nhân lực và kỹ thuật của các đối tác.

Thứ sáu, nắm vững thông tin hội nhập, cần bám sát lộ trình và các quy định về mở cửa thị trường. Mục đích là xây dựng kế hoạch đầu tư, chiến lược kinh doanh, sản xuất hiệu quả, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng được cơ hội tham gia chuỗi cung ứng trong khu vực, phân tích tác động của tiến trình hội nhập đối với DN và sản phẩm của mình.

Thứ bảy, tuân thủ triệt để pháp luật và “luật chơi”, kiên quyết đấu tranh chống lại các hành vi hạn chế cạnh tranh, vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của DN.

Theo SGĐT

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939