Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940506464
Đổi mới tích cực để khai thác hiệu quả tiềm năng khối viện, trường

Trong hai thập kỷ qua, Ngành DMVN luôn phát triển, tăng trưởng tới hai con  số, và được xếp hạng trong Top 5 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu Thế giới. Nhưng để có con số phát triển đẹp và ổn định cho toàn Ngành, cần có sự chuẩn bị bài bản và tổng thể trong mọi khâu, mà khâu chính yếu là nhân sự, công nghệ. Tập đoàn DMVN, với vai trò là đầu tàu dẫn dắt toàn

Ngành, trong những năm qua đã quan tâm chỉ đạo sát sao  các đơn vị trong  khối Viện, Trường trực thuộc phát huy tiềm năng vốn có  để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của Ngành về nhân sự và khoa học, công nghệ ứng dụng.

Toàn cảnh Hội nghị

Những việc đã làm được

Nếu không muốn tụt hạng, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật và ứng dụng khoa học, công nghệ trong SXKD. Vì vậy, hoạt động nghiên cứu KHCN của các đơn vị Viện - Trường thuộc Tập đoàn DMVN trong 2 năm cũng mang lại nhiều đóng góp về khoa học công nghệ cho Tập đoàn và cho Ngành.

Tổng số đề tài nghiên cứu KHCN các cấp (từ cấp cơ sở đến cấp nhà nước) đã thực hiện là 88 đề tài nhiệm vụ với tổng kinh phí 24.254,9 triệu đồng, dự án SXTN là 5 dự án với kinh phí thực hiện là 4.070 triệu đồng và giá trị các hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ đạt 7.729 triệu đồng.

Đề tài cấp Nhà nước: 3 đề tài (Viện Bông có thời gian thực hiện kéo dài trong giai đoạn từ 2011-2015); Đề tài NCKH cấp Bộ: 43/88 đề tài chiếm 49%, nguồn kinh phí thực hiện các đề tài cấp Bộ là 17.534/24.745 triệu đồng chiếm tới gần 71% tổng kinh phí cho hoạt động nghiên cứu KHCN;Đề tài cấp Tập đoàn: 5/88 chiếm 5,7% với nguồn kinh phí rất hạn hẹp 1.050/24.754 triệu chiếm 4,2% tổng kinh phí nghiên cứu KHCN

Tổng số dự án SXTN: 05, kinh phí 4.070 triệu đồng, chủ yếu của 2 Viện là Viện Dệt May và Viện Bông.Ngoài ra các hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ, nguồn thu này cũng chủ yếu của Viện Bông và một số đơn vị khác như Viện Dệt May, Trường Hà Nội và Trường TP..HCM.

Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu KHCN ứng dụng cũng mang lại những kết quả tốt, cụ thể:

-Sợi Nontwist dùng trong dệt khăn; Vải cách nhiệt từ sợi viloft; Vải chống đâm, chống chém từ sợi Kevla; Vải Pes/Vis may đồng phục Hải quan, thuế; Sản phẩm dệt từ bông hữu cơ; Vải dệt kim co giãn từ sợi PES và PES pha bông; Vải dệt kim dệt từ các loại nguyên liệu mới: Sợi polyeste biến tính có chức năng thấm nước và khô nhanh, kháng tia UV, sợi Cupro pha polyeste, vải tơ tằm pha len từ sợi nhuộm, vải dệt kim 2 lớp có độ thấm hút cao cấu trúc xốp, sợi para-armide,...)

Thiết kế chế tạo các máy móc thiết bị thí nghiệm: Máy mắc sợi phân băng điều khiển bằng computer, máy nhuộm sợi dạng búp,…

Xây dựng các phương pháp thử nghiệm (TCVN) và xây dựng quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) phù hợp với điều kiện trong nước và hài hòa với các qui định quốc tế.

Nghiên cứu xây dựng các bộ rập chuẩn theo kỹ thuật thiết kế 3D cho một số sản phẩmthời trang và theo kỹ thuật thiết kế Pattern Magic

Những nghiên cứu về cây bông vải cho kết quả như sau:

Thu thập được 55 mẫu giống bông, 05 mẫu giống gai xanh mới. Bảo tồn và lưu giữ an toàn nguồn gen cây bông hiện có với 2.259 mẫu giống bông các loại, làm thực liệu cho công tác chọn tạo giống.

Chọn lọc được 03 dòng bông thuần chín sớm có triển vọng đang khảo nghiệm ở các vùng (NH14-1; NH14-2; NH14-3) đã cho kết quả khảo nghiệm rất khả quan.

-Chọn tạo được 03 tổ hợp lai có đặc tính chín sớm đang khảo nghiệm diện hẹp.

-Xây dựng và áp dụng thành công quy trình phòng trừ tổng hợp rầy xanh cho các vùng trồng bông chính tại Việt Nam.Xây dựng được quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh mốc trắng hại bông; Hoàn thiện quy trình trồng bông hữu cơ nhằm cung cấp bông xơ hữu cơ phục vụ sản xuất thử sản phẩm dệt may sinh thái tại Việt Nam và hoàn thiện quy trình và chuyển thành công gen điều khiển chịu hạn DREB2ACA và gen chức năng chịu hạn P5CSM vào cây bông.

-Hoàn thiện quy trình và chuyển thành công gen Bt kháng sâu vào cây bông bằng phương pháp vi tiêm vào bầu noãn thông qua đường ống phấn và thông qua vi khuẩn Agrobacterium và thực hiện thành công  quy trình chuyển gen Vip3 kháng sâu, gen EPSPS kháng thuốc trừ cỏ gốc glyphosate và gen Bar kháng thuốc trừ cỏ gốc phosphinithricin vào cây bông bằng phương pháp chuyển gen thông qua vi khuẩn A.tumefaciens và vi tiêm vào bầu noãn qua đường ống phấn.

Ngoài ra, khối Viện , Trường còn có các nghiên cứu ứng dụng khác, như:

-Triển khai mô hình sản xuất tinh gọn (LEAN) tại doanh nghiệp may; Xây dựng bộ học liệu tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành dệt may, biên soạn chương trình dạy nghề,…Trong 2 năm, 3 trường đã biên soạn được 27 đầu sách/giáo trình các loại, phục vụ cho hoạt động đào tạo sinh viên tại các trường.

Trong công tác đào tạo, với 3 trường thuộc Tập đoàn, có những hoạt động đào tạo thiết thực, như sau:

-Đào tạo hệ đại học: Tháng 6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định thành lập trường Đại học CN Dệt May Hà Nội. Hiện nay nhà trường đang hoàn thiện các thủ tục để tuyển sinh đại học khóa đầu tiên vào tháng 8/2016;

-Đào tạo các hệ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp: Trong khó khăn chung của các các cơ sở đào tạo hệ cao đẳng, năm 2015 các trường đều bị giảm số lượng tuyển sinh đầu vào, kể cả các ngành dệt may cũng giảm so với năm 2014. Riêng trường tp.HCM mặc dù số lượng sinh viên tuyển sinh năm 2015 thấp hơn năm 2014 nhưng số lượng sinh viên theo học chuyên ngành dệt may lại tăng lên và đây cũng là đơn vị duy nhất có thống kê tỷ lệ sinh viên theo học ngành dệt may có việc làm sau khi tốt nghiệp và con số này là 100%.

-Đào tạo cho doanh nghiệp dệt may: Các doanh nghiệp trong và ngoài Vinatex đang có nhu cầu rất lớn về đào tạo cập nhật cho cán bộ hiện nay và đào tạo mới cho các dự án đầu tư mở rộng. Tuy nhiên, phần đào tạo do các trường thuộc Tập đoàn thực hiện còn rất khiêm tốn. Chủ yếu do năng lực của các trường, các doanh nghiệp chưa tin tưởng và chưa thấy được giá trị khác biệt khi thuê các các trường đào tạo. 

-Các Trường còn lại không thống kê tỷ lệ trên nhưng gộp chung lại tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm dao động từ 80% trở lên.

Định hướng và Giải pháp để nâng cao hiệu quả

Trước tình hình phát triển nhảy vọt của DMVN trong giai đoạn này, và đáp ứng nhu cầu đầu tư lớn của Tập đoàn, khối Viện, trường trong thời gian tới cần nâng cao chất lượng và giá trị thực tiễn của hoạt động KH&CN và đào tạo, gắn kết hoạt động với nhu cầu của thị trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm dựa trên những sản phẩm điển hình;Gắn kết hoạt động của Khối Viện Trường với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các doanh nghiệp của Tập đoàn, Khai thác có hiệu quả hơn nữa tiềm năng của Khối;Các đơn vị hoạt động theo hình thức tự chủ, đảm bảo thu đủ chi và tiến tới có tích lũy. Đặc biệt Viện Dệt May và Trung tâm y tế Dệt May cần khẩn trương chuyển đổi  theo mô hình cổ phần hóa và xây dựng chiến lược hoạt động phù hợp với giai đoạn mới để phát huy hiệu quả tiềm năng của đơn vị.

Trong nghiên cứu KHCN, khối Viện, Trường sẽ triển khai những công tác trọng tâm:

- Chương trình phát triển nguyên liệu mới, sản phẩm mới, công nghệ mới (vải len và pha len, vải/khăn từ sợi compact sợi siro, vải yarn dyed, vải từ sợi biến tính: PES, modal, bamboo,… có tính khác biệt).

- Chương trình tăng năng suất lao động, khai thác hiệu quả thiết bị, kiểm soát chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, quản-  lý kỹ thuật & thiết bị.

- Chương trình an toàn sản phẩm dệt may, rào cản kỹ thuật dệt may.

- Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dệt may.

- Chương trình xây dựng ngân hàng dữ liệu thiết bị/công nghệ; lựa chọn, so sánh, đánh giá thiết bị công nghệ/dây chuyền sản xuất, xây dựng mô hình đầu tư nhà máy sợi - dệt thoi - dệt kim - nhuộm -may.

- Chương trình tiết kiệm năng lượng, Sản xuất thân thiện bảo vệ môi trường.

- Chương trình biên soạn giáo trình, tài liệu, thiết bị mô hình phục vụ đào tạo

Thành lập các team quản lý kỹ thuật, chất lượng, thiết bị trong các nhà máy, vận hành khai thác hiệu quả các dự án/dây chuyền đã được đầu tư

- So sánh đánh giá hệ thống cung bông, tự động liên kết từ sợi thô sang sợi con đánh ống, tự động đổ sợi.

- So sánh đánh giá Máy mắc hồ liên hợp hay độc lập, máy dệt khí hay kiếm/kẹp.

- So sánh đánh giá hiệu quả máy nhuộm dài/tròn, nhuộm hoàn tất dạng ống/mở khổ vải dệt kim

- Lựa chọn mô hình XLNT dệt nhuộm, tái sử dụng nước.

- So sánh đánh giá chuyền may sản phẩm vest Japan/Châu Âu/Hoa Kỳ ?

- So sánh đánh giá hệ thống điều không trong nhà máy may (áp suất âm/dương, có hay không hệ thống làm lạnh nước ?)

- Rà soát đánh giá các mặt hàng dệt may VN có lợi thế khi TPP chính thức có hiệu lực ?

- Tiết kệm năng lượng: đèn chiếu sáng LED, động cơ inventer,…

- Đánh giá tác động môi trường cho Doanh nghiệp, dự án mới

- Tư vấn lập dự án sợi, dệt, nhuộm, may

- Biên soạn giáo trình: Vật liệu dệt may, dệt kim, vải không dệt, điều không thông gió, kiểm soát chất lượng, an toàn SP dệt may, merchandizing, quản trị KT, lean,…

- Biên soạn Tạp chí mốt, chuyên san KT Dệt May, mảng KTCN trên Tạp chí Dệt May & Thời trang

Về công tác đào tạo, sẽ theo định hướng như sau:

Về tuyển sinh đào tạo Đại học, cao đẳng: Các trường phải liên kết đào tạo để đảm bảo không giảm tổng số tuyển sinh hệ đại học và cao đẳng. Trường Hà Nội tuyển sinh và đào tạo hệ đại học tại Nam Đinh và TP. Hồ Chí Minh. Ngược lại, Trường Nam Định và Trường TP. Hồ Chí Minh đào tạo hệ cao đẳng, cao đẳng nghề tại Trường Hà Nội;

Nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy của giảng viên: Ngoài việc khuyến khích giảng viên học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, các trường cần quan tâm hơn nữa trong việc trang bị kiến thức thực tế cho giảng viên. Mỗi giảng viên giảng dạy cho các doanh nghiệp phải là những chuyên gia giỏi trong quản lý sản xuất;

Đào tạo cho doanh nghiệp và Tập đoàn: Các trường xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, sử dụng giảng viên hợp lý để giảm chi phí và nâng cao chất lượng đào tạo (ví dụ: đào tạo công nhân, quản lý chuyền chỉ cần người có kinh nghiệm chứ không nhất thiết cử giảng viên có học hàm, học vị cao; sử dụng giảng viên của các trường để tham gia giảng dạy các lớp đào tạo cán bộ quản lý, hạn chế thuê ngoài,…);

Liên kết Trường Viện để thực hiện các chương trình đào tạo, đặc biệt cho đào tạo ngắn hạn trong lĩnh vực sợi dệt nhuộm.

Tổng Giám đốc Lê Tiến Trường – Phát biểu và nêu ra những định hướng tại Hội nghị

Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn, ông Lê Tiến Trường, Ủy viên BCH đảng bộ Khối DNTƯ - Phó Bí thư  Đảng ủy - Tổng Giám đốc đã ghi nhận và đánh giá cao những cố gắng của Khối Viện Trường trong hoạt động chuyên môn. Bước đầu đã tự chủ được  một phần tài chính, duy trì tốt các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong Tập đoàn. Công tác đào tạo cũng có nhiều cải tiến đổi mới  phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Theo Tổng Giám đốc Lê Tiến Trường, giai đoạn từ nay đến 2020, nhiệm vụ đặt ra cho Tập đoàn và Ngành DMVN hết sức nặng nề, cạnh tranh sẽ trở nên khó khăn và quyết liệt hơn-Đặc biệt  từ năm 2016 khoản kinh phí từ ngân sách Nhà nước  cấp cho các đơn vị thuộc Khối Viện Trường sẽ không còn nữa vì vậy Khối Viện Trường cần phải cố gắng, chủ động hơn trong hoạt động  đào tạo nguồn nhân lực cốt lõi cung cấp cho các doanh nghiệp  và các dự án của Tập đoàn để  đảm bảo tự chủ được  về tài chính, lấy thu bù chi, duy trì hoạt động thường xuyên. Từng đơn vị trong Khối cần chuyển hướng hoạt động, xác định rõ những thế mạnh và  phát huy tiềm năng sẵn có như thương hiệu,nhân tài vật lực,  sản phẩm cốt lõi để đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và xã hội. Tập đoàn đặt hàng các trường về đào tạo lao động phục vụ đầu tư mở rộng sản xuất (theo kế hoạch đầu tư 2016 -2020 của Vinatex và các đơn vị thành viên) như sau:

+Nhu cầu lao động: 59.741 người  trong đó lao động ngành sợi dệt: 5.441 người, lao động ngành may: 54.300 người. Đối tượng đào tạo: Công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý sản xuất.

+ Đào tạo cập nhật, nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật công nghệ cho các đơn vị thành viên (thông qua Trung tâm đào tạo): 10.500 người, trong đó: Chuyền trưởng, tổ trưởng: 7.000 người;Giám đốc xí nghiệp thành viên: 500 người;Cán bộ quản lý chất lượng: 1.000 người;Cán bộ quản lý thiết bị: 500 người;Cán bộ quản lý đơn hàng: 500 người;Cán bộ công nghệ nhuộm - hoàn tất vải: 1000 người. Tập đoàn đề nghị các Viện cần chuyển động tích cực hơn, thu hút  nhân tài vật lực để thực hiện các để tài của Tập đoàn như chi tiết mô hình một nhà máy mẫu về sản xuất, sợi dệt, nhuộm, may tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế hoặc tư vấn giám sát lắp máy,... Ngoài việc nghiên cứu các ràò cản kỹ thuật do các hiệp định thương mại đặt ra để tư vấn cho doanh nghiệp và Tập đoàn còn phải nghiên cứu các sản phẩm mang tính khác biệt đem lại giá trị gia tăng cao để tham gia vào chuỗi giá trị của Tập đoàn.

Tiếp tục nhận được sự quan tâm của các bộ, ngành mà trực tiếp là lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam, cùng với sự quyết tâm đổi mới sâu sắc, toàn diện của các đơn thuộc Khối Viện Trường, lãnh đạo Tập đoàn  kỳ vọng và tin tưởng giai đoạn (2016-2020) là giai đoạn tự chủ, bứt phá của các đơn vị trong nội Khối để thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra, xứng đáng là lực lượng  hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn và ngành Dệt May Việt Nam trong hội nhập nền kinh tế quốc tế.

Ông Trần Quang Nhghi - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Quang Nghị cho biết, lãnh đạo Tập đoàn đánh giá cao những đóng góp to lớn của khối viện - trường trong những năm qua vào sự phát triển của ngành Dệt May Việt Nam. Trong đó, khối trường đã tạo được dấu ấn sâu đậm trong việc đào tạo ra những cán bộ quản lý và người lao động có chất lượng cho các doanh nghiệp trong Ngành. Khối viện cần nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam như môi trường, khí hậu, độ mặn... Bên cạnh đó, vấn đề nâng cao năng suất lao động và nghiên cứu ra những sản phẩm mới cũng cần phải quan tâm. Quá trình đào tạo là quá trình đổi mới liên tục vì vậy những người cán bộ cũng cần phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới.

Vinatex

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939