Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940506852
Đưa công nghệ Đức gần hơn với ngành dệt may Việt Nam

Ngày 5/7, tại Hà Nội Hiệp hội Dệt May Việt Nam phối hợp với Hiệp hội máy móc Dệt may Đức VDMA tổ chức “Diễn đàn Công nghệ Đức gặp gỡ ngành dệt may Việt Nam”.

Diễn đàn có sự tham dự của khoảng 650 nhà sản xuất dệt, các chuyên gia về máy móc thiết bị ngành dệt và ngành công nghiệp phụ trợ liên quan dệt may của Việt Nam.

Tại diễn đàn, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, diễn đàn nhằm giới thiệu những công nghệ mới nhất của các công ty hàng đầu thế giới về máy móc dệt may đến từ Đức, cũng như tạo cơ hội hợp tác kinh doanh với các nhà sản xuất trực tiếp và phụ trợ của ngành dệt may.

Thiết bị công nghệ dệt may của Việt Nam hiện tỷ lệ lạc hậu khá lớn, nên nếu sử dụng được công nghệ của Đức mặc dù chi phí cao nhưng sẽ làm thay đổi được chất lượng, đặc biệt là khâu cung cấp vải cho may xuất khẩu.

Sự kiện này thực sự có ý nghĩa khi Việt Nam gần như là một nhà cung cấp hàng dệt may duy nhất giữa các nước thành viên tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và là nhà cung cấp hàng dệt may quan trọng vào thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ.

Dệt may xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường TPP được kỳ vọng sẽ tăng trưởng hơn 10% vào năm 2015 - 2016.

Hiệp hội máy móc Dệt may Đức VDMA có 130 nhà sản xuất máy dệt và phụ kiện. Phần lớn các công ty trong hiệp hội này là công ty vừa và nhỏ, chiếm khoảng 90% toàn bộ khối lượng của ngành. Trong năm 2015, các ngành sản xuất máy móc thiết bị dệt may trong hiệp hội đạt trị giá khoảng 3,1 tỷ EUR.

Ông Trần Ngọc Lanh, đại diện Công ty C. Melchers & Co của Đức có trụ sở tại Việt Nam cho biết, trên thực tế, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư trang thiết bị máy móc của Đức, với chi phí cao gấp dưỡi hoặc gấp đôi so với máy móc của Trung Quốc hay các nước châu Á.

Tuy nhiên, hiệu quả mang lại rất cần thiết cho doanh nghệp bởi nếu không đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ bị mất thị trường, hoặc gặp khó khăn trong sản xuất.

Nguyễn Khánh Quyền, Giám đốc kinh doanh Công ty Dệt Minh Khai cho biết, về phía doanh nghiệp rất cần thông tin về công nghệ mới nhất qua các cuộc hội thảo, qua đó, giúp doanh nghiệp cải tiến chất lượng cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh.

Ngày 7/7 tới, diễn đàn tương tự sẽ được Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Hiệp hội máy móc Dệt may Đức VDMA tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh.

Vinatex

 
www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939