Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940507010
Xuất khẩu sang EU: Chất lượng sản phẩm là yêu cầu hàng đầu

Chiếm 20% tổng lượng hàng hóa XK của Việt Nam ra thị trường thế giới, EU là thị trường XK truyền thống giàu tiềm năng của Việt Nam. Đặc biệt Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU vừa được kí kết được xem là một “cú hích” mạnh để gia tăng thị phần XK hàng hóa của Việt Nam tại thị trường này.

Dệt may là một trong những mặt hàng hưởng lợi nhiều từ FTA Việt Nam-EU. Ảnh: Nguyễn Huế

Cơ hội rất lớn, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, thách thức cũng không nhỏ, trong đó thách thức lớn nhất là làm thế nào để tận dụng được các ưu đãi từ FTA tại thị trường này.

Tại hội thảo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU cơ hội và thách thức do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức tại TP.HCM cuối tuần qua, ông Lê Kỳ Anh, cán bộ phụ trách thương mại và kinh tế, phái đoàn thường trực EU tại Việt Nam cho biết, Việt Nam có quan hệ thương mại với EU khá mạnh chỉ sau Singapore. Từ năm 2012 trở lại đây tăng trưởng XK của Việt Nam sang EU luôn đạt mức 2 con số, trong đó có những năm đạt mức tăng trưởng đến 45%, XK từ EU sang Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng từ 20% đến 25%.

Trong khi thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn ở mức từ 32 đến 33 tỉ USD thì quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU luôn đạt mức thặng dư. Trong năm 2015 đạt xấp xỉ 21 tỉ USD cùng với thặng dư thương mại với Hoa Kỳ 25 tỉ USD tương đương mức thâm hụt thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hàn Quốc.

Điều đáng chú ý là cơ cấu XK hàng hóa giữa Việt Nam và EU luôn mang tính bổ sung, Việt Nam XK sang EU các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp chế biến, còn EU XK sang Việt Nam máy móc thiết bị công nghệ cao. Các mặt hàng XK chính của Việt Nam sang EU gồm điện thoại xấp xỉ 10 tỉ USD, chiếm 35% tổng lượng điện thoại của Việt Nam XK ra toàn cầu (30,8 tỉ USD), giày dép 4,6 tỉ USD chiếm 38% tổng lượng XK giày dép ra toàn cầu, thủy sản dệt may chiếm 17%, cà phê chiếm gần 50%. XK sang EU tăng mạnh hơn do người tiêu dùng EU rất ưa chuộng các sản phẩm dệt may, da giày của Việt Nam. Tổng lượng XK sang EU luôn chiếm đến 20% tổng lượng XK hàng hóa của Việt Nam ra thế giới. Thặng dư thương mại với EU luôn lớn hơn tổng giá trị XK của EU sang Việt Nam.

Theo nhận định của các chuyên gia và DN, EU là một trong những thị trường XK chủ lực của Việt Nam. Với FTA tự do giữa Việt Nam và EU vừa được kí kết dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018 hứa hẹn sẽ góp phần quan trọng nâng cao giá trị cạnh tranh và làm gia tăng thị phần XK hàng hóa của Việt Nam tại thị trường này.

Mặc dù có nhiều cơ hội nhưng các chuyên gia cũng cho rằng, thách thức lớn nhất đối với hàng XK của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian tới là làm sao tận dụng được các ưu đãi từ FTA Việt Nam-EU. Bên cạnh đó, việc đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường và sản phẩm an toàn cũng sẽ là rào cản cho các DN khi tiếp cận vào thị trường rộng lớn này.

Theo ông Lê Kỳ Anh, EU là một trong những thị trường có nhiều quy định kĩ thuật khá khắt khe với mục đích là bảo vệ tốt nhất sức khỏe con người, bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Do vậy, nếu các DN không đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật thì hàng hóa của Việt Nam sẽ không được hưởng FTA. Bên cạnh đó, DN phải hiểu cam kết và lợi ích có được, phải chủ động hơn để đáp ứng các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, là các DN phải tạo dựng được hình ảnh sản phẩm XK của Việt Nam đối với thị trường EU. Trên thực tế hiện nay mới chỉ có rất ít hàng XK của Việt Nam xây dựng được hình ảnh riêng. Ngay cả mặt hàng cà phê dù đã XK đến hơn 50% tổng lượng XK vào thị trường EU nhưng vẫn không có hình ảnh.

Ông Roberto Cajati, Phó Tổng lãnh sự quán Italia tại Việt Nam cho rằng, DN Việt Nam có nhiều cơ hội để đẩy mạnh XK vào EU, các ngành hưởng lợi nhiều nhất là giày dép, dệt may. Tuy nhiên, để thâm nhập vào thị trường EU cần phải đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, môi trường, an toàn nghiêm ngặt. Thời gian qua nhiều sản phẩm của Việt Nam bị hệ thống cảnh báo nhanh của EU nhắc nhở do không đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn, trong đó có trên 400 sản phẩm thực phẩm. XK sang EU, vấn đề chất lượng là hàng đầu, các đối tác EU rất coi trọng chất lượng sản phẩm. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng EU, các DN nên có hệ thống lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc sản phẩm, nâng cao đổi mới công nghệ, đầu tư giá trị gia tăng nhiều hơn, gia tăng tỉ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa.

Từ góc độ DN, ông Trần Văn Liêng, Chủ tịch HĐQT- Tổng giám đốc Công ty CP Cacao Việt Nam cho biết, EU là thị trường truyền thống đòi hỏi cao về chất lượng. Mặc dù châu Âu và Bắc Mỹ sử dụng đến 85% sản lượng ca cao và socola của thế giới, tuy nhiên DN vẫn gặp khó khăn khi XK socola vào châu Âu. Khó khăn lớn nhất của DN là chưa có tổ chức nào của Việt Nam được châu Âu chấp nhận kết quả giám định. Bên cạnh đó Brexit làm giảm giá đồng bảng Anh cũng gây bất lợi cho hoạt động XK của DN.

“Rộng cửa” xuất khẩu vào thị trường EAEU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu (VEAEUFTA) dự kiến có hiệu lực vào tháng 9 năm nay. Theo đó, nhiều mặt hàng XK thế mạnh của Việt Nam như dệt may, nông, thủy sản, da giày… sẽ có cơ hội tăng trưởng nhờ được miễn, giảm thuế quan.

Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU) gồm các nước: Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan. Theo nội dung của VEAEUFTA, hai bên cam kết mở cửa thị trường với 9.927 dòng thuế. Nhóm không cam kết mở cửa thị trường là 1.433 dòng thuế. Trong đó, một số mặt hàng thế mạnh của Việt Nam được ưu đãi khá cao.

Cụ thể, đối với mặt hàng thủy sản, trước khi có VEAEUFTA, mức thuế của mặt hàng này khoảng 35%, nhưng khi Hiệp định có hiệu lực, 95% số mặt hàng sẽ được mở cửa hoàn toàn, lộ trình tối đa trong 10 năm (trong đó hơn 71% dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực); 5% dòng thuế còn lại là các mặt hàng Việt Nam không có thế mạnh XK. Đây là lợi thế giúp hàng thủy sản Việt Nam có sức cạnh tranh cao so với sản phẩm của nước khác.

Về mặt hàng da giày, 77% dòng thuế được cam kết cắt giảm, trong đó, 73% dòng thuế xóa bỏ hoàn toàn theo lộ trình tối đa 5 năm, tương đương hơn 99% tổng kim ngạch XK trung bình trong 3 năm (từ 2010-2012) của Việt Nam vào thị trường này.

Là mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam, sản phẩm dệt may cũng có cơ hội rất lớn để thâm nhập và thị trường EAEU với 82% số dòng thuế được cam kết cắt giảm, trong đó có 36% dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Dự báo, VEAEUFTA sẽ giúp kim ngạch hàng dệt may hai bên tăng trưởng 50% trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20%/năm trong 5 năm tiếp theo.

Cơ hội chiếm lĩnh thị trường EAEU đã hiện hữu, song nhiều chuyên gia khuyến cáo, các DN Việt Nam cũng cần chuẩn bị tốt điều kiện hạ tầng, tuân thủ những quy định nghiêm ngặt cũng như cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa các nước khác. Để tranh thủ được lợi ích mà Hiệp định mang lại, DN cần nghiên cứu kỹ từng dòng thuế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ... Chẳng hạn như với thủy sản, VEAEUFTA quy định nguyên liệu phải có xuất xứ từ nội khối nhưng với mặt hàng tôm, cá ngừ, Việt Nam lại được phép sử dụng nguyên liệu NK để chế biến hàng XK và phải bảo đảm tỷ lệ nội địa trên 40%.

Bên cạnh đó, một trong những khó khăn khi giao thương với khu vực này là chi phí vận chuyển cao. Điều này đòi hỏi DN phải có hệ thống kho hàng, bến bãi để giảm được chi phí vận chuyển.

Theo Thanh Nguyễn: HQ Online

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939