Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940507016
Hội thảo về thị trường may mặc 6 tháng cuối năm 2016 và định hướng 2017

Ngày 18/08/2016, tại TP. HCM, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) phối hợp với Tổng Công ty May Nhà Bè – CTCP (NBC) tổ chức Hội thảo về thị trường may mặc 6 tháng cuối năm 2016 và định hướng 2017, nhằm giúp cho các doanh nghiệp định hướng kế hoạch SXKD, đầu tư,… từng bước vượt qua khó khăn và tận dụng tối đa những cơ hội mà các hiệp định Thương mại sẽ mang lại.

Đến dự hội thảo có ông Trần Quang Nghị - Chủ tịch HĐQT; ông Lê Tiến Trường – TV HĐQT, Tổng Giám đốc; các ông, bà trong cơ quan điều hành Vinatex; lãnh đạo các DN; trưởng, phó các ban chức năng của Tập đoàn và các đối tác khách hàng.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Quang Nghị - CT. HĐQT Vinatex nhấn mạnh, thị trường chính là doanh nghiệp vì nếu không có thị trường thì sẽ không có doanh nghiệp và không có người lao động. Ông ví von: “Như trong một đội bóng đá, khâu sản xuất là hậu vệ còn khâu bán hàng chính là tiền đạo. Nếu doanh nghiệp hoạt động sản xuất làm rất tốt mà khâu bán hàng lại kém thì cũng không đạt hiệu quả”. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không nên xem nhẹ hoạt động SXKD, nhưng cái hội tụ cho kết quả cuối cùng chính là thị trường. Vì vậy, công tác thị trường và đội ngũ làm thị trường vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.

Ông Trần Quang Nghị cho biết: “Hiện nay, chúng ta đang trong trạng thái yếu và thiếu thị trường, bản thân thị trường của chúng ta chưa với tới các Tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới mà chúng ta đang làm những phân khúc nhỏ thông qua những nhà cung cấp. Nếu chúng ta không nỗ lực tăng tốc, không có những giải pháp, giải bài toán về thị trường, thì chúng ta sẽ trở thành doanh nghiệp cấp 2, chỉ làm thuê cho các doanh nghiệp FDI. Vấn đề thị trường đang là “nút thắt cổ chai”, bởi thực trạng các doanh nghiệp hiện nay làm thị trường còn tự phát, vừa xuất khẩu, vừa nội địa nhưng hoạt động còn manh mún, rời rạc. Đến nay, cũng chưa biết TPP có được phê chuẩn hay không, nên kịch bản có TPP hay không thì mỗi doanh nghiệp phải làm gì để tăng được giá trị, tăng uy tín của ngành dệt may nói chung và Tập đoàn nói riêng cũng như các doanh nghiệp thành viên? Vì thế, các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ, đặc biệt công tác thị trường, nhằm hạn chế được cường độ làm việc, công sức của mình bỏ ra nhưng mang lại giá trị gia tăng cao hơn và phát triển bền vững, đồng thời hạn chế được việc phá giá, triệt tiêu lẫn nhau”.

Chủ tịch Trần Quang Nghị đánh giá cao hoạt động này của CQĐH và đề nghị CQĐH nên duy trì thường xuyên bằng nhiều hình thức, thành lập câu lạc bộ giúp anh, em làm công tác thị trường ngành may, tạo cơ hội chia sẻ, học hỏi trao đổi thông tin lẫn nhau, tiếp tục mở rộng cho các thị trường khác như vải, sợi…

Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã được nghe đại diện của các DN Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Hòa Thọ, Quốc tế Phong Phú, Công ty Motives Việt nam, AIG… nêu lên tổng quan bức tranh về ngành dệt may, chia sẻ những kinh nghiệm tại đơn vị, những khó khăn, thách thức và những giải pháp định hướng chiến lược về thị trường may mặc 6 tháng cuối năm 2016, định hướng năm 2017. Các đại biểu đánh giá cao các bài thuyết trình và coi đây là tài liệu quí báu để nghiên cứu, rút ra bài học nhằm áp dụng cho DN của mình.

Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Văn Tiến – Tổng giám đốc Tổng Công ty CP May Việt Tiến, cho rằng: “Trước những khó khăn, thách thức đối với ngành dệt may trong nước và thế giới, Việt Tiến đã xây dựng chiến lược phát triển với các giải pháp cụ thể như đẩy mạnh tăng năng suất lao động, tiếp tục đầu tư chiều sâu bằng các thiết bị chuyên dùng. Đào tạo nguồn nhân lực, chuyên môn hóa mặt hàng, chuyển nhanh phương pháp công nghệ Lean và một số giải pháp đồng bộ khác, đặc biệt chú trọng phát triển thị trường trong và ngoài nước”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – TGĐ Tổng Công ty May 10, cho rằng: “TPP chưa được ký kết nhưng hiệu ứng từ TPP đã gây nên rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đã vấp phải hàng rào của các nước không nằm trong khối TPP và gây nhiều khó khăn, một loạt đơn hàng bị rút sang Campuchia, Lào, Myanma… Đây là cuộc khủng khoảng kép, vừa khủng khoảng đơn hàng, vừa đơn giá, vì vậy năm nay May 10 sẽ không đạt kế hoạch. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm có nhiều tín hiệu tốt hơn”.

Theo ông Phạm Phú Cường – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, kiêm CT. HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May Nhà Bè – CTCP, người làm công tác thị trường cần phải kiên trì, chịu khó, say mê nghiên cứu, cùng “sống chết” với nghề, đặc biệt phải có tinh thần cầu thị chứ không chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”, coi khách hàng như bạn. Qua hội thảo lần này, những bài tham luận của các đại biểu là những tài liệu quý giá đầy tâm huyết và trách nhiệm. Đây là hội thảo về thị trường may mặc đầu tiên và sẽ là nền tảng cho Tập đoàn trong tương lai”.

Tại hội thảo, một số đại biểu đã nêu lên một số ý kiến, kiến nghị lên Tập đoàn, Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Chính phủ xoay quanh các vấn đề: Lương tối thiểu, BHXH, tỷ giá cũng như chính sách thu hút nhà đầu tư của Chính phủ…

Phát biểu kết luận hội thảo, ông Lê Tiến Trường –  TV HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, nhấn mạnh: “Năm 2016, tình hình tiêu thụ hàng hóa dệt may trên thế giới không tăng trưởng, 6 tháng đầu năm (-2%), 6 tháng cuối năm có thể có điều chỉnh khá hơn. Năm 2017 dự báo không có lợi thế cho dệt may Việt Nam về phương diện thị trường, thuế quan và vì ảnh hưởng của tổng cầu thế giới đến xuất khẩu dệt may Việt Nam. Năm 2016 và 2017 là 2 năm khó khăn nhất của ngành dệt may trong 10 năm trở lại đây, vì vậy tất cả những người lãnh đạo các doanh nghiệp, những người làm thị trường 6 tháng còn lại của năm 2016 và công tác chuẩn bị thị trường năm 2017 cần phải trong tâm thế rất cao, không đứng yên chờ, nhất là chờ khách hàng truyền thống. Công tác thị trường cần phải được chủ động”.

Tổng Giám đốc Lê Tiến Trường yêu cầu, trong thời gian tới, công tác sinh hoạt về thị trường sẽ được tổ chức thường xuyên, định kỳ hàng quý bằng chương trình trực tuyến từ 4 đầu cầu Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và TP. HCM do đây sẽ là sợi dây hữu cơ gắn kết những người làm công tác thị trường tại các đơn vị. Tập đoàn sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành về chính sách, tạo ra sự ổn định về hành lang pháp lý cho ngành cả trong ngắn hạn và dài hạn, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất cho các doanh nghiệp./.

CẨM HÀ

Nguồn vinatex

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939