Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940507096
Dệt may và chuyện những kẻ 'đi ngược dòng'

Dệt may VN đang chịu sức ép cạnh tranh lớn, VN cũng đã không còn lợi thế về nhân công giá rẻ. Giữa bức tranh sẫm màu đã xuất hiện những điểm sáng từ một vài doanh nghiệp niêm yết. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt đó?

Trái với những kỳ vọng rất lớn cách đây 1 năm vào những cơ hội từTPP và các FTAs mang lại, ngành dệt may đang chứng kiến những khó khăn lớn nhất từ trước đến nay. Mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 4,72%, mức tăng trưởng thấp nhất của ngành dệt may trong 10 năm qua.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong sáu tháng đầu năm đạt 12,67 tỉ đô la Mỹ, tăng 4,72% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng trưởng kỳ vọng và chỉ đạt 41% kế hoạch xuất khẩu cả năm.

Bức tranh màu xám

Thực tế cho thấy ngành dệt may nói chung đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề khó khăn. Các chuyên gia đều cho rằng 3 yếu tố khiến hàng dệt may của Việt Nam không thể cạnh tranh với các nước là chính sách tỷ giá cố định, tiền lương tối thiểu và lãi vay ngân hàng.

Việt Nam với chính sách neo tỷ giá, trong khi các nước như Trung Quốc, Bangladesh, Sri Lanka hay Myanmar đều phá giá mạnh so với đô la Mỹ khiến cho giá xuất khẩu của họ rẻ hơn rất nhiều. Trong khi đó, tiền lương tối thiểu và bảo hiểm xã hội đang liên tục tăng là một thách thức rất lớn đối với ngân sách của các doanh nghiệp trong ngành này.

Muốn tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp phải đầu tư vào công nghệ, thiết bị để cải tiến năng suất và giảm giá thành sản phẩm. Nhưng khoản vốn vay có lãi suất quá cao là rào cản rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính bán niên 2016 của một công ty may mặc niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, có doanh thu gần 2.000 tỷ đồng năm 2015 nhưng vẫn phải chịu mức lãi lên đến 10-10,5% là một minh chứng.

Ngoài ra, hiện hàng dệt may Việt Nam đang chịu mức thuế suất xuất khẩu vào Mỹ từ 17-18%, vào EU từ 8-12%. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho hàng Việt trở nên đắt đỏ hơn nhiều so với các nước như Campuchia, Myanmar, Lào…

Những điểm sáng

Điểm qua kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm các doanh nghiệp niêm yết, có thể thấy số đông doanh nghiệp đang giảm tốc, nguyên nhân được các công ty giải trình là do lượng đơn hàng giảm và chi phí tăng cho thấy bức tranh màu xám của ngành dệt may đang thực sự rõ nét.

Dù vậy, một số ít các doanh nghiệp niêm yết đang cho thấy những sự tích cực nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình. Đáng chú ý là những cái tên có truyền thống như May Việt Tiến (Upcom:VGG), Gillimex (HOSE: GIL) hay Gamex Sài Gòn (HOSE: GMC) đều đạt được kết quả kinh doanh tăng trưởng.

6 tháng đầu năm 2016, VGG đạt doanh thu 3.514 tỷ đồng, tăng 19,2%, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đặt mức 165 tỷ đồng, tăng 5,1% với cùng kỳ năm trước. Tương tự, May Sài Gòn vẫn đang có sự duy trì khá tốt với doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm đạt 702 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2015. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt gần 50 tỷ đồng, tăng 4,1%.

Gây ấn tượng hơn hết là Gilimex với doanh thu đạt 731 tỷ đồng, tăng 41,5% và lợi nhuận tăng mạnh 128% so với cùng kỳ năm trước. Theo giải trình khá đơn giản của GIL, nguyên nhân dẫn đến doanh thu và lợi nhuận tăng là đơn hàng của GIL tiếp tục tăng.

Ngoài ra, trường hợp của Dệt may Thành Công (HOSE: TCM) có lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ 2015 do những nguyên nhân riêng như chịu lỗ khi di dời nhà máy xuống Vĩnh Long, tỷ giá tăng khiến nợ bằng USD tăng giá và phần nào sự chi phối của Eland. Nhưng nhìn chung, TCM vẫn có sự tích cực với doanh thu tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm 1.379 tỷ đồng, chiếm 91% cơ cấu doanh thu công ty.

Điều gì khiến cho những doanh nghiệp này trở nên khác biệt?

Ngoại trừ TCM được đánh giá cao nhờ vào hệ thống sản xuất từ bông cho tới thành phẩm, có Eland bao tiêu hơn 60% sản phẩm làm ra. Doanh thu của TCM vẫn tăng trưởng và kỳ vọng sẽ đáp ứng đầy đủ nhất các tiêu chuẩn để hưởng lợi về thuế suất nếu các hiệp định thương mại tự do TTP và FTA với Châu Âu đuợc thông qua.

Còn đối với Gilimex, đây là một doanh nghiệp đặc thù, chuyên sản xuất những sản phẩm có trình độ kỹ thuật và giá trị gia tăng cao như Vali, túi xách... Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Châu Âu và Mỹ. Theo báo cáo thường niên của Gilimex, năm 2015 doanh thu từ lĩnh vực này chiếm khoảng 85% tổng doanh thu Công ty.

Hiện nhà máy Bình Thạnh hiện đang là cổ máy tạo ra tiền của GIL. HĐQT GIL cho biết Bình Thạnh sẽ tiếp tục tập trung những mặt hàng có giá trị cao và là trung tâm phát triển sản phẩm mới. Một đặc điểm nữa khiến Gilimex luôn cứng cáp đó là họ không có chủ trương vay nợ và chỉ làm việc với ngân hàng trên cơ sở có đơn hàng và doanh thu xuất khẩu.

Cũng giống như Gilimex, May Việt Tiến là doanh nghiệp sử dụng ít nợ vay đến chi phí lãi vay thuộc vào nhóm thấp nhất. Trong khi đó, mặc dù hệ thống phân phối rộng lớn, nhưng hàng tồn kho của VGG được quản lý khá hiệu quả. Với hệ số khả năng tồn kho của VGG ở mức 9 lần, tương đương với số ngày lưu kho là 40 ngày, điều này cho thấy khả năng quản trị hàng tồn kho và năng suất bán hàng của VGG rất cao so với các công còn lại.

Việt Tiến đang đi trên 2 chân nhờ là hệ thống phân phối nội địa và thị trường xuất khẩu.

Điều này có thể lý giải sự hoạt động hiệu quả của hệ thống phân phối của VGG tại thị trường trong nước. May Việt Tiến cũng là một trong số khá ít doanh nghiệp may Việt Nam có khả năng tạo chuỗi khép kín sản phẩm may mặc cho thị trường nội địa, với những thương hiệu San Sciaro, Manhattan, TT-Up dành cho người có thu nhập cao, Việt Tiến, Việt Tiến Smartcasual dành cho người có thu nhập trung bình khá. Còn Việt Long là thương hiệu dành cho người thu nhập thấp đang chiếm số đông. Các thương hiệu này trở nên quen thuộc do Công ty tổ chức được mạng lưới phân phối trải dài khắp các tỉnh thành.

Rõ ràng, dệt may VN đang chịu cạnh tranh lớn, VN cũng đã không còn lợi thế về nhân công giá rẻ. Những doanh nghiệp trong nước như sẽ phải làm gì để tồn tại và phát triển ?

Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Garmex Sài Gòn Hiện cho biết hiện GMC đang cố gắng củng cố mối quan hệ với các khách hàng truyền thống.

Ngoài ra, từ 2 -3 năm nay, GMC đã tích cực đầu tư cải tiến mô hình quản lý, điều hành, điều chuyền và mối quan hệ với các công ty phía dưới để tạo một điều kiện thuận lợi nhất để phát huy tối đa năng lực sản xuất. Đồng thời đầu tư vào thiết bị chuyên dùng để giảm sự lệ thuộc vào lao động. Ví dụ như máy cắt giúp giảm từ 10-20% lao động cắt.

Ngoài ra, GMC cũng đang tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao nhất. Bởi vì hiện nay các đơn hàng đang di chuyển sang các nước là các sản phẩm áo sơ mi, các loại hàng hóa có chi tiết khá đơn giản, điều hành điều chuyền dễ dàng.

“Lợi thế lớn nhất của dệt may Việt Nam đó chính là kỹ năng của người lao động. Đây là cái mà người Campuchia, Lào, hay Bangladesh không thể so sánh với lao động Việt Nam về sự khéo léo. Đây là lợi thế mà dù có chính sách, chế độ gì đi nữa cũng không dễ gì thay đổi được” Ông Hùng nhận định.

Theo Huy Nguyên

Người đồng hành

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939