Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940507304
Bộ Công Thương làm việc với Vinatex

Sáng 8/11/2016, tại trụ sở Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Vinatex và Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 10 tháng đầu năm 2016, ước thực hiện cả năm 2016 và dự báo năm 2017.

Đến dự buổi làm việc có ông Cao Quốc Hưng - Thứ trưởng Bộ Công Thương làm trưởng đoàn cùng đại diện các vụ chức năng trực thuộc Bộ; về phía Vitas có ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch; về phía Vinatex có ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc, cùng các ông, bà trong Cơ quan điều hành và trưởng, phó các ban chức năng Tập đoàn.

Báo cáo với đoàn tại buổi làm việc, ông Lê Tiến Trường cho biết, tính chung 10 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu Ngành Dệt May Việt Nam ước đạt 23,304 tỷ USD, tăng 4,8% so với năm 2015. Như vậy để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 28 - 29 tỷ USD năm 2016, trung bình 2 tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may cần đạt trên 2,5 tỷ USD/tháng. Các thị trường xuất khẩu chính của Ngành Dệt May Việt Nam 10 tháng năm 2016 gồm Hoa Kỳ với kim ngạch cao nhất đạt 9,760 tỷ USD, tăng 4,37%; Châu Âu đạt 2,984 tỷ USD, tăng 2,46%; Nhật Bản đạt 2,495 tỷ USD, tăng 4,61% và Hàn Quốc đạt 2,207 tỷ USD, tăng 5,34% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra các thị trường khác 5,858 tỷ USD, tăng 6,6%. 

Ông Lê Tiến Trường cũng cho biết, tình hình nhập khẩu bông 10 tháng đầu năm 2016 của Việt Nam ước đạt 1,38 tỷ USD, giảm 2,32% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015; nhập khẩu xơ sợi các loại đạt 1,3 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2016; kim ngạch nhập khẩu vải các loại ước đạt8,38 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ; nhập khẩu NPL khác ước đạt2,92 tỷ USD, giảm 1,18 % so với cùng kỳ.

Về tình hình hoạt động của các dự án đầu tư, toàn Tập đoàn đã triển khai thực hiện 60 dự án bao gồm 9 dự án sợi, 9 dự án dệt nhuộm, 17 dự án may, 6 dự án nâng cấp sửa chữa thay thế máy móc thiết bị và 19 dự án khác, trong đó bao gồm 21 dự án chuyển tiếp, 22 dự án đã hoàn thành và 17 dự án khởi công mới. Tổng mức đầu tư toàn Tập đoàn là 7.513 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ Tập đoàn làm chủ đầu tư 8 dự án.

Ông Lê Tiến Trường cũng đưa ra các dự báo tác động ảnh hưởng đến tình hình SXKD dệt may năm 2017, trong đó có sự cạnh tranh đến từ các quốc gia xuất khẩu dệt may trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan. Các quốc gia này sẽ tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may của họ như đã làm trong năm 2016, đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút khách hàng, gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trong năm 2017, tổng cầu dệt may thế giới vẫn sẽ tăng trưởng chậm, đặc biệt với việc Brexit sắp diễn ra và cả 2 ứng cử viên tranh chức tổng thống Mỹ đều không ủng hộ TPP sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang 2 thị trường lớn là EU và Mỹ. Vì vậy, doanh nghiệp Dệt may Việt Nam nói chung và Tập đoàn Dệt May nói riêng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Dự kiến nếu không có chính sách đột phá, cụ thể là các chính sách hỗ trợ ngành dệt may thì kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2017 của ngành sẽ chỉ tăng khoảng 5-7% so với năm 2016.

Tại buổi làm việc, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Vitas đã đề đạt với lãnh đạo Bộ Công Thương một số đề xuất và kiến nghị như sau: (1). Bộ Công Thương sớm có phản hồi và có hỗ trợ cụ thể các khó khăn của ngành dệt may mà Bộ Công Thương đang nghiên cứu/đã báo cáo Chính phủ; (2).Cần quản lý tốt hơn các dự án đầu tư vào dệt may,  đối với cả các doanh nghiệp FDI và trong nước, đồng thời, không kêu gọi doanh nghiệp FDI vào ngành may; (3). Không tăng lương tối thiểu thường xuyên hàng năm; giảm tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm theo lương; (4). Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Dệt May Việt Nam phù hợp với tốc độ hội nhập sâu rộng của Việt Nam; (5). Thống nhất quy hoạch và cấp phép các khu công nghiệp dệt may, hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp; (6). Ban hành chính sách tỷ giá linh hoạt, hỗ trợ xuất khẩu; (7). Hỗ trợ sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật đang gây vướng mắc cho doanh nghiệp dệt may; (8). Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực dệt may; (9). Ban hành các chính sách thu hút công nghệ tiên tiến. (10). Tăng giới hạn làm thêm giờ trong 1 năm, bỏ quy định khống chế giờ làm thêm trong tháng mà chỉ quy định giờ làm thêm trong năm để doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh.

Ông Cao Quốc Hưng - Thứ trưởng Bộ Công Thương (thứ nhất bên trái) phát biểu tại buổi làm việc với Vinatex 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của Tập đoàn Dệt May Việt Nam về hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trong 10 tháng đầu năm 2016, mặc dù có những khó khăn và vướng mắc nhất định, tuy nhiên Vinatex đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Thứ trưởng tin tưởng rằng, với sự quyết tâm và đồng lòng cao của tập thể Lãnh đạo và CBCNV, Vinatex sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu đã đề ra. Thứ trưởng khẳng định Bộ Công Thương luôn sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững.

nguồn Vinatex.com

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939