Chiều 09/01/2016, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức buổi họp báo trực tuyến tại 2 đầu cầu Hà Nội và Tp.HCM để công bố kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2016 và kế hoạch năm 2017. Ông Lê Tiến Trường, thành viên HĐQT - Tổng Giám đốc Vinatex chủ trì đầu cầu Hà Nội và ông Lê Trung Hải, Phó Tổng Giám đốc Vinatex chủ trì đầu cầu TP.HCM.
Năm 2016, kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, các quốc gia nhập khẩu dệt may chính của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa rất thấp hoặc suy giảm. Cụ thể, nhập khẩu dệt may của thị trường Mỹ năm 2016 ước đạt 113,8 tỷ USD, giảm 4,84% so với năm 2015; nhập khẩu dệt may của Nhật bản ước đạt 34,7 tỷ USD, giảm 1,7%; nhập khẩu dệt may của Hàn Quốc ước đạt 13,3 tỷ USD, giảm 4,03%; riêng thị trường Châu Âu có tín hiệu khả quan hơn với mức tăng trưởng nhập khẩu dệt may là 5,12%, ước đạt 260 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu năm 2016 của toàn ngành vẫn đạt 28,3 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2015. Trong đó, Giá trị SXCN (theo giá thực tế) toàn Tập đoàn ước đạt 38.353 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2015; Kim ngạch xuất khẩu (tính đủ) toàn Tập đoàn ước đạt 2.511 triệu USD, tăng 5% so với năm 2015; Kim ngạch nhập khẩu (tính đủ) toàn Tập đoàn ước đạt 1.135 triệu USD, giảm 5% so với năm 2015; Doanh thu hợp cộng toàn Tập đoàn ước đạt 41.337 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2015; Lợi nhuận trước thuế hợp cộng toàn Tập đoàn (không bao gồm đơn vị phụ thuộc) ước đạt 1.430 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2015; Thu nhập bình quân ước đạt 6,7 triệu đồng/người/tháng, tăng 8% so với năm 2015.
Năm 2016, Vinatex đã triển khai thực hiện đầu tư 08 dự án bao gồm các dự án chuyển tiếp và khởi công mới như Dự án Nhà máy Sợi Nam Định, Dự án Nhà máy Sợi Phú Cường, Nhà máy May Vinatex Cần Thơ, Nhà máy May Bạc Liệu, Nhà máy May Vinatex Lệ Thủy (Quảng Bình), Nhà máy May Tuyên Quang, Dự án DA Yarndyed phía Nam và Dự án May Quế Sơn. Dự kiến sau khi 07 dự án trên đi vào hoạt động sản lượng Sợi sẽ tăng 3.130 tấn (chi số bq Ne30); Vải tăng 3.5 triệu mét vuông; May tăng 1.8 triệu sản phẩm.
Năm 2017, ngành Dệt May Việt Nam được dự báo sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Vinatex vẫn đặt ra các mục tiêu cụ thể: Giá trị SXCN (theo giá thực tế) toàn Tập đoàn tăng 14% so với năm 2016; Kim ngạch xuất khẩu (tính đủ) toàn Tập đoàn tăng 11% so với năm 2016; Kim ngạch nhập khẩu (tính đủ) toàn Tập đoàn tăng 9% so với năm 2016; Doanh thu hợp cộng toàn Tập đoàn tăng 12% so với năm 2016; Lợi nhuận trước thuế hợp cộng toàn Tập đoàn (không bao gồm đơn vị phụ thuộc) tăng 6% so với năm 2016; Thu nhập bình quân toàn Tập đoàn tăng 4% so với năm 2015.
Cũng tại buổi họp báo, lãnh đạo Vinatex đã trả lời các câu hỏi liên quan đến ngành Dệt May Việt Nam của các phóng viên.
Theo vinatex
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023