Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940508265
Dòng vốn vào dệt may đã quay trở lại

Sau thời gian có dấu hiệu chững lại, dòng vốn vào dệt may đã trở lại, tiếp tục đầu tư mở rộng các dự án hiện có, với trọng tâm là khai thác sâu những thị trường xuất khẩu đã có.

Động thái tăng vốn đầu tư “khủng” nhất trong ngành dệt may tính từ đầu năm đến nay đã thuộc về Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất sản phẩm xơ tổng hợp polyester của Tập đoàn Far Eastern (Đài Loan) tại Bình Dương. Nhà đầu tư này đã được trao giấy phép điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 485,8 triệu USD chỉ sau chưa đầy 2 năm đầu tư, nâng tổng vốn đầu tư tại Việt Nam lên gần 760 triệu USD.

Cùng sự nhiệt tình của các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp dệt may trong nước cũng không thờ ơ với xu hướng đầu tư mở rộng
Dù thừa nhận việc đầu tư vào Việt Nam không nằm ngoài chủ đích tận dụng cơ hội do Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại, nhưng Far Eastern khẳng định, ngay cả khi TPP đã bị tạm dừng, kế hoạch tăng vốn của họ không vì thế mà thay đổi. Trước đó, tháng 6/2015, nhà đầu tư này đã nhận giấy chứng nhận đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất sản phẩm xơ tổng hợp polyester có quy mô 99 ha, với tổng vốn đầu tư giai đoạn I là 274 triệu USD.
Nguồn tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho hay, một số nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đang rục rịch kế hoạch đầu tư mở rộng các dự án tại Đồng Nai và Bình Dương, với tham vọng khai thác các thị trường xuất khẩu trong thời gian tới. Quyết định tăng vốn trong bối cảnh xuất khẩu dệt may vừa trải qua 1 năm đầy khó khăn phần nào cho thấy niềm tin và kế hoạch phát triển dài hạn vào ngành dệt may Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may trong nước cũng không thờ ơ với xu hướng đầu tư mở rộng. Theo đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ khởi công Dự án Nhà máy Sợi Phú Cường giai đoạn II tại xã Phú Cường, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Dự án có quy mô bằng giai đoạn I, với 3 vạn cọc sợi, sản lượng thiết kế hơn 5.000 tấn sợi/năm, tổng mức đầu tư hơn 460 tỷ đồng.
Dự án Nhà máy Sợi Nam Định giai đoạn II cũng nằm trong kế hoạch đầu tư trong năm 2017 của Vinatex, với tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng, phục vụ làm hàng xuất khẩu. Ông Cao Hữu Hiếu, Trưởng ban Đầu tư Vinatex cho hay, việc đầu tư vẫn diễn ra, dù TPP diễn biến thế nào. Tất nhiên, đó sẽ là các dự án nguyên phụ liệu phục vụ nâng cao giá trị gia tăng cho ngành dệt may và hạn chế các dự án may.

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas, trong nửa cuối năm 2016, các giao dịch mua bán và đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam đã có dấu hiệu chậm lại. Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu quý I/2017 đã cổ vũ thêm tinh thần, niềm tin của doanh nghiệp trong ngành. Kim ngạch xuất khẩu 6,7 tỷ USD, tăng khoảng 12-13% so với cùng kỳ cho thấy các nhà nhập khẩu nước ngoài vẫn đánh giá cao năng lực của các doanh nghiệp cung ứng hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Thân Đức Việt, Phó tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần May 10 cho rằng, dệt may là ngành hội nhập từ sớm và các doanh nghiệp trong ngành đều khá nhạy cảm trước bối cảnh của thị trường trong từng giai đoạn. “Không có TPP, thì doanh nghiệp vẫn đang có thị trường xuất khẩu, sẵn có các dự án đầu tư. Với May 10, thực tế cho thấy, càng những thời điểm khó khăn, thì doanh nghiệp lại xuống vốn nhiều nhất, bao gồm cả đầu tư mới, đầu tư mở rộng và mua lại máy móc, thiết bị, nhà xưởng từ doanh nghiệp khó khăn”, ông Việt nói.

Vitas nhận định, nếu TPP không có hiệu lực, hoặc có hiệu lực mà không có Mỹ thì ngành dệt may vẫn còn các hiệp định khác như FTA Việt Nam - EU, FTA với Hàn Quốc, Nhật Bản để có sự tăng trưởng tốt. EU là thị trường mà ngành dệt may mới có khoảng 3% thị phần, trong khi thị trường Mỹ là 11%, nếu tận dụng tốt thì sẽ có cơ hội để tăng trưởng đột biến trong giai đoạn 2018 - 2020.

Nguồn: Hải Yến/Báo Đầu Tư

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939