Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940508618
Đấu Giá Nhà Máy Bột Giấy Tai Tiếng

Dự kiến ngày 14/7, Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam - một trong 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ thuộc Bộ Công Thương - sẽ được đưa ra đấu giá với giá khởi điểm hơn 1.885 tỷ đồng (tổng vốn đầu tư dự án xấp xỉ 3.000 tỷ đồng). 

Nhà máy Bột giấy Phương Nam dự kiến được đấu giá với giá khởi điểm hơn 1.885 tỷ đồng. Ảnh: Minh Yến

Đã bước sang năm thứ 14 kể từ khi triển khai, nhưng đến thời điểm này, Dự án vẫn chưa thể hoàn thành. Tiếp nhận Nhà máy từ năm 2009, Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) phải chờ thanh lý được tài sản tại nhà máy này mới có thể cổ phần hóa.

Chờ bán đấu giá để thực hiện cổ phần hóa

Vào tháng 10/2003, Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam đã được UBND tỉnh Long An phê duyệt báo cáo khả thi, với tổng mức đầu tư là 1.487 tỷ đồng, sử dụng công nghệ PR - C - APMP, thiết bị được chế tạo đồng bộ, mới 100% và hình thức triển khai là chìa khóa trao tay. Dự án được đầu tư ban đầu bởi Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp và vận tải (Tracodi - tên giao dịch ở thời điểm đó là Công ty Đầu tư Phát triển Giao thông vận tải thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 - một đơn vị xa lạ với lĩnh vực giấy). Sau nhiều năm thực hiện đầu tư mà không thể đưa vào sản xuất, kinh doanh vào tháng 6/2009, theo Quyết định 731/QĐ-TTg, chủ đầu tư Dự án đã được chuyển từ Tracodi sang Vinapaco.

Theo số liệu quyết toán đã được kiểm toán tại thời điểm ngày 31/12/2014, tổng tài sản của Dự án là 2.999 tỷ đồng, trong đó, tổng giá trị tài sản hình thành sau đầu tư là 2.679 tỷ đồng và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chờ phân bổ là 320 tỷ đồng. Tổng số vốn đã giải ngân cho Dự án là 2.999 tỷ đồng.

Sau khi tiếp quản Dự án, Vinapaco cũng đã triển khai nhiều công việc với mục tiêu đưa Nhà máy vào hoạt động như yêu cầu của Chính phủ. Tuy nhiên, khi chạy thử có tải, cả hệ thống luôn bị tắc nghẽn, nên toàn bộ dây chuyền không thể tiếp tục chạy thử được. Các chuyên gia nước ngoài cũng “bó tay” trong vận hành Nhà máy vì dây chuyền công nghệ, vùng nguyên liệu không phù hợp.

Cuối tháng 5/2016, khi xem xét việc cổ phần hóa Vinapaco, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép kéo dài 6 tháng, tính từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm bán cổ phần lần đầu của Vinapaco để có thêm thời gian xử lý tồn tại của Nhà máy.

Tháng 12/2016, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ, việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Vinapaco sẽ tiến hành sau khi xử lý bán đấu giá Nhà máy Bột giấy Phương Nam. 

Giá khởi điểm hơn 1.885 tỷ đồng

Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam là dự án vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Quá trình đầu tư Dự án, Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ ký Thư bảo lãnh khoản vay Ngân hàng Societe Generale (Pháp) trị giá 67 triệu Euro cho Dự án. Tuy nhiên, việc Dự án không thể hoàn thành đã khiến Bộ Tài chính phải đứng ra “trả nợ thay”.

Theo kế hoạch, ngày 14/7/2017, Công ty CP Đấu giá Việt Nam - đơn vị được ủy quyền của Vinapaco - sẽ tiến hành phiên bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho không có nhu cầu sử dụng gắn liền với quyền sử dụng đất thuê trên tổng diện tích 453.755 m2 tại địa chỉ ấp Bà Luông, xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạch Hóa, tỉnh Long An. Đây là tài sản thuộc Nhà máy Bột giấy Phương Nam do Vinapaco quản lý nhưng không còn nhu cầu sử dụng và được phép bán đấu giá.

Giá khởi điểm của lô tài sản này là hơn 1.885 tỷ đồng (đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng). Từ ngày 12/6, Công ty CP Đấu giá Việt Nam chính thức nhận đăng ký tham gia đấu giá và tham khảo hồ sơ pháp lý của tài sản, bán hồ sơ mời đấu giá.

Chưa biết việc thanh lý tài sản tai tiếng này sẽ có kết quả ra sao nhưng vào tháng 1/2017, ông Lê Tấn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết, đã có không ít nhà đầu tư đến tìm hiểu xong lại ra đi.

Trong nhiều lần nhóm họp để đưa ra phương án giải quyết dứt điểm Dự án, một số ý kiến lạc quan hơn cho rằng, có thể một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành giấy đang muốn mở rộng phạm vi hoạt động của mình sẽ quan tâm tới Nhà máy. Thậm chí nếu thuận lợi, có thể bán được Nhà máy cho nhà đầu tư nước ngoài.

Ai phải chịu trách nhiệm về việc đầu tư dự án dẫn đến thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng là câu hỏi đặt ra tại Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam.

Thu Giang , Báo Đấu Thầu

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939