Ngày 03/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1137/QĐ-TTg. Theo đó, dệt may nằm trong nhóm các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu và nguyên phụ liệu dệt may nằm trong nhóm các mặt hàng sẽ có lợi thế xuất khẩu.
Ngày 03/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1137/QĐ-TTg. Theo đó, dệt may nằm trong nhóm các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu và nguyên phụ liệu dệt may nằm trong nhóm các mặt hàng sẽ có lợi thế xuất khẩu.
Cụ thể, các mặt hàng ưu tiên nâng cao năng lực cạnh tranh gồm nhóm hàng nông, thủy sản, trong đó các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu: Gạo, cà phê, cao su, thủy sản, hạt tiêu... Nhóm hàng công nghiệp chế biến có các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu: Dệt may; giày dép; đồ gỗ; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện...; Các mặt hàng sẽ có lợi thế xuất khẩu: Nguyên phụ liệu dệt may, da giày; nhựa và sản phẩm nhựa; phân bón; hóa chất.
Để đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới giai đoạn 2016 - 2020 và 2021 - 2030, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp 3 lần năm 2010, cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và đạt thặng dư thương mại thời kỳ 2021 - 2030, đối với sản phẩm công nghiệp nói chung, Đề án tập trung vào các nhóm giải pháp cụ thể dưới đây:
a) Tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu:
- Chuyển đổi phương thức sản xuất: chuyển từ gia công thuần túy sang các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng hóa.
- Chuyển đổi phương thức xuất khẩu: chuyển từ xuất khẩu qua trung gian sang xuất khẩu trực tiếp; chuyển từ xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB sang xuất khẩu theo điều kiện giao hàng CIF.
b) Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao
c) Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu
d) Phát triển công nghiệp hỗ trợ:
- Tăng tỷ trọng sản xuất hàng xuất khẩu từ nguyên liệu trong nước;
- Xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ đối với các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường, …
đ) Tăng cường vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam:
- Có chính sách thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ mà doanh nghiệp trong nước còn yếu.
e) Củng cố và mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu:
- Củng cố các thị trường xuất khẩu trọng điểm và truyền thống, đặc biệt chú trọng các thị trường xuất siêu truyền thống (như Hoa Kỳ, EU) và các thị trường xuất khẩu truyền thống trước đây thuộc Liên minh Kinh tế Á - Âu;
- Nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách để mở ra các thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu;
- Chú trọng phát triển thị trường nội địa nhằm bổ sung và hỗ trợ thị trường xuất khẩu, tăng quy mô sản xuất, hạ giá thành, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.
g) Tăng cường xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp
h) Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp
i) Nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu
k) Nâng cao năng lực của các hiệp hội ngành hàng
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023