Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940508945
Khảo sát, hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh tại Cộng hòa Armenia

Theo lời mời của Đại sứ nước Cộng hòa Armenia - bà Raisa Vardanyan, được sự chấp thuận của Bộ Công Thương tại Quyết định số 3066/QĐ-BCT ngày 07/8/2017 về việc cử cán bộ đi công tác nước ngoài, đoàn cán bộ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) gồm 4 thành viên do Ông Lê Tiến Trường làm Trưởng đoàn đã tham gia chuyến công tác tới nước Cộng hòa Armenia từ ngày 18/8/2017 đến ngày 23/8/2017. Cùng đi với đoàn công tác của Vinatex còn có Đại sứ nước Cộng hòa Armenia tại Việt Nam, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tại Armenia, đại diện Trung tâm Hợp tác phát triển và các doanh nghiệp khác. 

Chuyến công tác thực tế tại Armenia của Vinatex là bước tiếp theo trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn các đối tác phù hợp để phát triển các dự án sản xuất giữa Tập đoàn và các công ty tại Armenia trong bối cảnh Việt Nam trở thành đối tác ký Hiệp định thương mại tự do đầu tiên với EAEU (gồm các nước: Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan).

Trong các ngày 19/8 và 21/8, đoàn công tác đã tới thăm và làm việc với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, UNIDO, và một số doanh nghiệp lớn tại Thủ đô Yerevan, Armenia (Công ty Alex và Tập đoàn đầu tư Tashir). Qua trao đổi, Chính phủ Armenia thể hiện mong muốn hợp tác với đơn vị lớn có nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất như Vinatex nhằm thực hiện mục tiêu khôi phục ngành sản xuất may mặc, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời, đại diện Chính phủ Armenia cũng nhấn mạnh việc sẽ khuyến khích thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, ban hành cơ chế đặc biệt cho nhà đầu tư Việt Nam như chính sách hợp tác, các thỏa thuận hợp tác đa phương, song phương cũng như các chế độ ưu đãi, cơ hội chấp thuận visa lao động, v.v. 

Ngành kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng của Armenia có lịch sử lâu đời (5800BC), đồng thời được thừa hưởng cơ sở hạ tầng từ thời Xô Viết. Trước năm 1991, quy mô toàn ngành dệt may gồm khoảng 150.000 công nhân, tuy nhiên sau năm 1991, ngành công nghiệp này gần như tan rã. Đến nay, ngành dệt may Armenia có 94 doanh nghiệp hoạt động với tổng số 3.200 công nhân (chủ yếu là nữ trên 40 tuổi) tập trung vào 8 doanh nghiệp lớn, sản lượng khoảng 22 triệu đô la Mỹ, với giá trị xuất khẩu (2014) là 50 triệu đô la Mỹ và giá trị nhập khẩu (2014) là 170 triệu đô la Mỹ. Ngành dệt may Armenia đã lạc hậu, thiếu công nghệ thiết bị hiện đại, yếu về công tác quản trị tổ chức sản xuất, đào tạo, gặp bất lợi về khâu vận chuyển (không có cảng, đường biển). Hiện nay các doanh nghiệp/nhà máy hiện đại tại Armenia chủ yếu được đầu tư bởi các doanh nghiệp đến từ Nga và EU - nơi có sẵn thị trường tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên công tác tổ chức và quản lý sản xuất tại các nhà máy vẫn yếu kém, năng suất không cao.

Qua quá trình làm việc và khảo sát, đoàn công tác nhận thấy tuy quy mô còn nhỏ và lạc hậu nhưng ngành dệt may Armenia lại có kinh nghiệm hợp tác với các hãng thời trang lớn của Ý, Đức (La Perla, Montcler, Armani, Porsche, v.v.). Hơn nữa, Armenia được hưởng nhiều ưu đãi về thuế thông qua các hiệp định thương mại tự do (EEU, GSP, CIS, TIFA, v.v.) vào thị trường Nga và đặc biệt là EU, hấp dẫn hơn mức thuế hiện nay của hàng hóa dệt may từ Việt Nam. Ngoài ra, Armenia còn có lợi thế về giá do chi phí lương thấp, giá điện chỉ xấp xỉ 90% giá tại Việt Nam. 

Trên cơ sở nhận diện những lợi thế lớn về thị trường và ưu đãi thuế quan, trong thời gian tới, Vinatex sẽ đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá khả thi về phương án hợp tác sản xuất kinh doanh với các đơn vị lớn tại Armenia mà đã có sẵn thị trường phân phối tại Nga và EU. Bước đầu Vinatex sẽ tham gia đóng góp chủ yếu về máy móc thiết bị và quản trị sản xuất. Thêm vào đó, Vinatex tin tưởng rằng sự quan tâm và tạo điều kiện của Chính phủ Việt Nam cũng sẽ góp phần tạo nên thành công trong các dự án đầu tư tại thị trường này.

Thái Hà (Vinatex)

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939