Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940508941
Đi tìm lời giải cho bài toán rác thải tại Việt Nam (P2)

Chất thải rắn hay còn gọi là rác thải là những sản phẩm tất yếu của con người, là các vật chất được con người thải ra sau khi sử dụng.

 

Xử lý rác thải theo điều kiện đặc trưng của Việt Nam

Tìm kiếm một giải pháp xử lý rác thải hiện nay cho Việt Nam không phải là một việc làm đơn giản và có kết quả ngay trong một sớm một chiều. Với tình trạng nền kinh tế còn nhiều khó khăn, ngân sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế và nhận thức của nhân dân về vai trò, nhiệm vụ của chính mỗi người trong bảo vệ môi trường, xử lý rác thải còn thấp thì việc áp dụng các công nghệ xử lý rác thải tiên tiến của các nước trên thế giới vào Việt Nam không phải là đơn giản.
Để cho công tác thu gom, xử lý rác thải ở nước ta đạt hiệu quả, thiết nghĩ ngoài việc đầu tư các công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, chúng ta cần phải có sự thay đổi từ nếp nghĩ đến hành động trong cách thải bỏ và thu gom, xử lý rác.

1. Từ suy nghĩ

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người. Điều này đã được khẳng định cụ thể qua Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn còn tồn tại không ít những người chưa có trách nhiệm đối với bảo vệ môi trường, với họ chi phí mà họ phải đóng cho các dịch vụ môi trường như rác phí, phí nước thải công nghiệp thì người công nhân vệ sinh là người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường của người dân chỉ dừng lại ở việc bỏ rác đúng quy định, chưa ý thức nhiều đến việc phải làm sao để tận dụng lại, giảm thiểu đến mức thấp nhất phát sinh chất thải trước khi thải bỏ rác.

 

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng đã được Nhà nước ta tập trung thực hiện quyết liệt thời gian qua nhưng hiệu quả mang lại chưa như mong đợi. Phải chăng với cách thức tuyên truyền, vận động hiện nay chúng ta chỉ mới dừng lại ở việc kêu gọi người dân tham gia thực hiện. Và đáp lại lời kêu gọi, người ta có quyền lựa chọn là “có” hoặc “không” thực hiện. Do đó, để tăng hiệu quả tuyên truyền thì chúng ta phải có một chế tài nghiêm khắc, hiệu quả với sự đồng lòng cùng thực hiện của cả hệ thống chính trị và sự tham gia giám sát của nhân dân, các tổ chức chính trị đoàn thể. 

Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã ra đời thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP với mức xử phạt cao hơn nhưng việc áp dụng vẫn còn chưa triệt để. Thực tế cho thấy sự phối hợp của các lực lượng này trong việc phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính về môi trường chưa tích cực và hiệu quả nên chưa xử lý triệt để các vi phạm về môi trường. Điều này không chỉ làm cho Nghị định không được thực hiện hiệu quả mà còn giảm sức răng đe người dân. Do đó người dân cứ thản nhiên bỏ rác và chính quyền thì cứ phải đi dọn rác.

2. Đến hành động

Có thể nói khó khăn về kinh tế là trở ngại lớn nhất trong việc tìm ra lời giải cho bài toán rác thải hiện nay. Trong điều kiện khó khăn như vậy, để giải quyết vấn đề rác thải đòi hỏi các nhà quản lý phải khéo léo và có lựa chọn đúng đắn. 

Để từng bước giải quyết vấn đề rác thải thì cần có sự thay đổi, nâng cao hiệu quả từ công tác thu gom. Bên cạnh phát huy hiệu quả của việc xã hội hóa công tác thu gom rác cần phải có đầu tư đầy đủ về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cần thiết. Hạn chế hiện nay của không ít địa phương là việc cung cấp các trang thiết bị thu gom rác chưa kịp thời và đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Ví dụ việc mua xe rác cung cấp cho các tổ rác dân lập, thùng rác tại các điểm tập kết rác không đủ dẫn đến việc rác rơi vãi ra ngoài gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Ngoài ra, do thủ tục hành chính nên việc mua sắm các thiết bị cần phải tốn nhiều thời gian nên trong một số trường hợp cần thiết, phát sinh ngoài kế hoạch thì việc mua sắm bổ sung không thực hiện được kịp thời, giảm tính hiệu quả khi được trang bị.

Nguồn ngân sách chi cho hoạt động thu gom rác hiện nay còn “eo hẹp” ở nhiều địa phương, thường chỉ chi trả 50 – 60% số lượng công việc thực tế. Do đó, mạng lưới thu gom rác công lập chưa phủ rộng khắp để giải quyết vấn đề rác thải từ đô thị đến vùng nông thôn. Để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách và tăng hiệu quả công tác thu gom thì cần thu phí vệ sinh phù hợp. Với mức thu của tỉnh Tiền Giang hiện nay là 15.000 đồng/hộ/tháng = 15 lần thu gom (1.000 đ/lần) là rất thấp so với lượng rác thải phát sinh của hộ gia đình và chi phí mà chính quyền phải chịu để chi trả cho công tác thu gom.

Khắc phục được các hạn chế trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của các công nghệ xử lý rác thải. Hiện nay một số tỉnh thành lớn trong cả nước đã đầu tư áp dụng nhiều công nghệ xử lý môi trường hiệu quả và hiện đại như công nghệ xử lý chất thải rắn (nilon) và cho ra thành phẩm chính là dầu PO và RO tại Đà Nẵng, công nghệ xử lý rác bằng thủy lực và khí động tại Tây Ninh, công nghệ đốt- phát điện tại Củ Chi TP.HCM... 

Do đó để tìm ra lời giải cho bài toán rác thải thì mỗi địa phương phải có một hướng riêng và một giải pháp cụ thể thích hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương mình. Nhưng các giải pháp đó phải được thực hiện trên cơ sở chủ trương chung của cả nước là tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xã hội hóa cao công tác vệ sinh môi trường và kêu gọi đầu tư được các công nghệ xử lý chất thải hiện đại, hiệu quả và ít rủi ro về môi trường nhất.

Để làm được điều đó tôi nghĩ quan trọng nhất là làm sao để cho dân hiểu được chính quyền đang phải làm gì và họ đồng lòng, tích cực cùng tham gia thực hiện; làm sao để khi cầm rác trên tay, trước khi thải bỏ mỗi người dân chúng ta phải nghĩ được trách nhiệm của mình khi bỏ rác “đã tận dụng lại hết chưa, rác này có thật sự là không còn để sử dụng....”. Và để làm được điều đó thì trách nhiệm chính là tôi, là bạn, là tất cả mọi người dân đang sống trên đất nước Việt Nam, những người sống trong một môi trường hòa bình hạnh phúc thì phải có trách nhiệm giữ gìn cho nó thêm đẹp, thêm xanh.
www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939