Gần đây Campuchia đã thúc giục các công ty mua hàng toàn cầu nâng đầu tư vào ngành may mặc và giày dép của nước này và để đưa các công nghệ mới vào giúp hiện đại hóa ngành. Bộ trưởng Thương mại Ok Bung nói với đặc sứ của các nhãn hàng may mặc toàn cầu rằng hiệu quả thấp đang dẫn đến hạ thấp xếp hạng của nước này trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Các đại diện từ các công ty như là Inditex, Debenhams, Kmart-Australia, H&M, Next, C&A vàPrimark và các liên minh quốc tế IndustriALL có mặt trong buổi họp.
Ông Ken Loom tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất may mặc Campuchia (GMAC) nói rằng các vấn đề gây hại cho ngành may mặc gồm chi phí sản xuất cao, hiệu quả thấp và tiếp cận tới số lượng hạn chế thị trường.
Ông Frank Hoffer, giám đốc điều hành của Tổ chức phi lợi nhuận Action, Collaboration và Transformation (ATC) đã yêu cầu sự ủng hộ của bộ Thương mại để thiết lập một cuộc hội thảo với các công ty mua hàng, các liên minh, các chủ sở hữu nhà máy và các cơ quan chính phủ để nghe ý kiến tất cả các bên và cùng chuẩn bị chiến lược để hướng dẫn phát triển ngành.
ATC là một sáng kiến giữa các nhãn hàng quốc tế và nhà bán lẻ, các nhà sản xuất và liên minh mậu dịch để giải quyết vấn đề lương đủ sống trong chuỗi cung ứng dệt may.
Trong năm 2016 ngành may mặc và giày dép Campuchia có 786 nhà máy và lực lượng lao động trên 700.000 người. Các thị trường xuất khẩu chính là Liên minh châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, New Zealand và Nhật Bản.
Theo vinatex.com
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023