Theo Hiệp hội dệt Indonesia (API) thì xuất khẩu dệt của Indonesia trong năm 2017 tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi có đình đốn trong giai đoạn 2012-2016 do sụt giảm nhu cầu hàng dệt toàn cầu. Xuất khẩu tới Mỹ và Nhật Bản giảm 2% mỗi nước trong năm 2017 trong khi xuất khẩu tới EU giảm 3%.
Nhưng ông Ade Sudrajat - Chủ tịch API tiết lộ con số thống kê cho thấy rằng sự sụt giảm này được bù lại bằng nhu cầu hàng dệt tăng ở Đông Nam Á và Trung Đông.
Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất cho hàng dệt của Indonesia. Chừng 36% hàng dệt của Indonesia là đi tới Mỹ, địa chỉ thứ hai là Trung Đông (23%) và tiếp theo là EU (13%).
Nói chung tính cạnh tranh của ngành dệt Indonesia đã hấp dẫn thêm nhiều đầu tư do nền kinh tế ổn định.
Nhiều nhà máy dệt được di dời từ Tây Java và Baten tới Trung Java một vài năm trước do lương tối thiểu tăng quá nhanh ở Tây Java và Banten. Miền Trung Java vẫn có môi trường sản xuất tương đối rẻ.
Theo thống kê từ Ủy Ban điều phối đầu tư Indonesia thì gần 759 triệu USD được đầu tư vào ngành dệt Indonesia trong 9 tháng đầu năm 2017, cao hơn nhiều con số của cùng kỳ năm ngoái.
Do Indonesia không có hiệp định mậu dịch tự do với EU như Việt Nam, nên ông Sudrajat thúc giục chính phủ thảo luận với EU để cải thiện thêm tính cạnh tranh của sản phẩm dệt nước này.
Theo vinatex.com
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023