Đó là nhận định của Công ty chứng khoán FPT (FPTS) về ngành dệt may trong báo cáo cập nhật thông tin kí kết Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) công bố gần đây.
Theo FPTS, xuất khẩu hàng dệt may tới các quốc gia CPTPP liên tục chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, sau kí kết CPTPP, CPTPP là khu vực thị trường lớn thứ 2 đối với lĩnh vực dệt may, chỉ sau Mỹ (47%). Bên cạnh quy mô xuất khẩu lớn, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ khối CPTPP tương đối lớn (khoảng 1.5 tỷ USD mỗi năm),
Trong giai đoạn 2013 – 2017, tốc độ tăng trưởng bình quân của hàng dệt may xuất khẩu sang các nước CPTPP đạt 8%/năm. Trong đó, Canada, Nhật Bản, Mexico, Australia, New Zealand, Singapore là các quốc gia phụ thuộc lớn vào hàng dệt may nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Việt Nam chưa kí kết hiệp định thương mại song phương nào với Canada, Mexico và Peru, do đó, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam tại các thị trường này còn yếu. CPTPP sẽ tạo lợi thế vượt trội cho Việt Nam mở rộng và khai thác thị trường với kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 4,8 tỷ USD năm 2018 (tăng trưởng 10,5%)
Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan tại các nước CPTPP, hàng dệt may Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu xuất xứ “từ sợi trở đi”. Theo yêu cầu “từ sợi trở đi”, công đoạn sản xuất từ sợi – dệt nhuộm – may cần được thực hiện tại các nước thành viên CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan. Tính tới thời điểm hiện tại, Tổng công ty cổ phần Phong Phú (PPH) và Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) là các đơn vị tiêu biểu trong ngành có năng lực sản xuất khép kín, đáp ứng được yêu cầu này.
Theo baohaiquan.vn
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023