Nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ đã tăng 7,26% lên 17,943 tỷ USD trong hai tháng đầu năm 2018 so với giá trị nhập khẩu 16,729 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2017. Với tỷ lệ 36,63%, Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất hàng dệt may vào Mỹ trong năm, tiếp theo là Việt Nam với tỷ lệ 11,53%.
Theo báo cáo mới nhất Major Shipper Report của bộ Thương mại Mỹ thì hàng may mặc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Mỹ trong hai tháng đầu năm 2018, đạt giá trị 13,588 tỷ USD, trong khi nhập khẩu hàng phi may mặc chiếm phần còn lại là 4,354 tỷ USD. Tính theo nước xuất khẩu thì trong số 10 nước cung cấp hàng may mặc hàng đầu vào Mỹ thì xuất khẩu từ Campuchia tăng trưởng hai con số là 14,75% so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, nhập khẩu từ Indonesia và Sri Lanka giảm lần lượt 0,7% và 5,66% so với cùng kỳ năm trước. Trong lĩnh vực hàng phi may mặc, trong số 10 nhà cung cấp hàng đầu thì xuất khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc và Itali tăng lần lượt là 106,64%, 31,34% và 29,84% so với cùng kỳ năm trước lên 110,823 triệu USD, 2,041 triệu USD và 93,287 triệu USD. Nhập khẩu từ Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng lần lượt 18,2% và 14,57%. Trong số tổng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ trị giá 17,943 tỷ USD trong hai tháng đầu năm này thì sản phẩm bông trị giá 8,018 tỷ USD, trong khi sản phẩm từ xơ nhân tạo chiếm 9,049 tỷ USD, tiếp theo là sản phẩm len trị giá 485,626 tỷ USD và sản phẩm từ tơ tằn và xơ thực vật trị giá 390,063 triệu USD.
Trong năm 2016, nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ đã tăng 1,27% so với năm trước lên 105,992 tỷ USD, riêng hàng may mặc đã trị giá 80,286 tỷ USD.
Theo vinatex.com
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023