Trong buổi trả lời phỏng vấn của phóng viênTakada, báo Senken (Nhật Bản) ngày 23/5/18 tại Hà Nội, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas dự đoán xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2035 sẽ đạt 200 tỷ USD.
Chủ tịch Vitas đã trả lời phóng viên Nhật Bản về kết quả kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam (DMVN) năm 2017, với tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường quan trọng như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc; về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018.
Năm 2017 DMVN đã xuất khẩu 31,2 tỷ USD và dự kiến năm 2018 sẽ đạt mức xuất khẩu lên tới 34,5 tỷ USD. Thậm chí, khi Hiệp định CP TPP có hiệu lực vào tháng 8/2018, thì lượng xuất khẩu của DMVN thậm chí còn tăng thêm 3% so với con số dự đoán trên.
Hiện nay, trước xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các nhà máy sợi đầu tư mới tại Việt Nam đều được trang bị với thiết bị hiện đại, tự động hóa cao. Nếu như trước đây một nhà máy 1 vạn cọc sợi cần 100 NLĐ thì nay chỉ cần 32 NLĐ. Ngành may tự động hóa có khó hơn so với ngành sợi, nhưng các nhà máy đầu tư mới cũng đã trang bị một số công đoạn tự động hóa. Đặc biệt, các doanh nghiệp may không chủ trương mở rộng quy mô, mà tăng cường dịch chuyển hình thức sản xuất từ CM thuần túy sang dần FOB và ODM để gia tăng giá trị.
Trước tình hình thị trường dệt may thế giới và địa chính trị có nhiều biến đổi, với những yếu tố tương đối thuận lợi cho DMVN, Chủ tịch Vitas dự đoán ngành DMVN còn dư địa phát triển mạnh tới 2035, với tổng kim ngạch xuất khẩu có thể lên tới 200 tỷ USD.
Theo vinatex.com
- Ngành giấy theo hướng thân thiện môi trường06-02-2023
- Xu hướng OCC sẽ tăng giá trở lại tại châu Á khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu giấy, bìa09-01-2023
- Trung Quốc tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với giấy bao bì hòm hộp, bìa gấp hộp và giấy in cao cấp về 006-01-2023
- Thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì nhỏ và vừa10-01-2023