Hotline : 056 3750 075        Email : info@vina-pack.com.vn
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Hạt nhựaNPL ngành mayNPL ngành mayNPL ngành mayBao bì giấyThùng cartonThùng cartonBao bì giấyThùng cartonBao bì giấyBao bì PlasticBao bì PlasticHạt nhựaThùng carton
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE : 0256 375 0075
Tư vấn viên 1
Tư vấn viên 2
Lượt truy cập
22940510095
Phương pháp tái chế mới giúp hàng may mặc thoái biến sinh học

Một phương pháp tái chế mới do dự án Wearable technologists Engage with Artists for Responsible innovation (WEAR) được EU tài trợ và nhãn thời trang Sabina biến hàng may mặc thành vật liệu thoái biến sinh học, mở đường cho ngành thời trang thân thiện hơn với sinh thái. Quá trình đổi mới này có tiềm năng giảm đáng kể dấu chân môi trường của thời trang.

Quá trình mới lấy khái niệm tuần hoàn làm trung tâm. Vật liệu được sử dụng trong bộ sưu tập – trong trường hợp bông và visco - tận dụng tối đa ưu điểm của sản xuất tuần hoàn và quá trình tái chế. Hàng may mặc không còn mặc được nữa và sau đó vào lúc nào đó bị ném đi. Thay vào đó, vào lúc kết thúc đời sản phẩm may mặc, vật liệu sử dụng làm hàng may mặc được hòa tan và biến thành vật liệu mới. Các vật liệu này sau đó được biến đổi thành bao bì đóng gói hàng may mặc, nhãn treo, vật liệu nội thất của cửa hàng và một loạt các ứng dụng khác.

Kỹ thuật đổi mới của các đối tác trong dự án được dựa trên hóa học hữu cơ đơn giản. Sử dụng các quá trình hóa học không độc hại, hàng may mặc được hòa tan thành xơ xenlulo và được biến thành vật liệu dựa trên 100% xenlulo. Vật liệu có thể thoái biến sinh học và có thể hoàn toàn tái chế mới được tạo ra sau đó được ép thành các tấm mềm dẻo tương tự như giấy vệ sinh, giấy, bìa các tông, plastic và thậm chí là gỗ. Theo website của Ủy ban châu Âu thì quá trình gia công yêu cầu hóa chất  tối thiểu và đôi khi không có một chút hóa chất nào cả, và như vậy làm giảm thêm tác động môi trường.

Bằng cách chọn tái chế bằng hóa chất chứ không dùng cơ học, quá trình sử dụng ít nước hơn. Tầm quan trọng của tiết kiệm nước này trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta xem xét rằng cần chừng 10.850 lít nước để sản xuất 1 cái quần jean và 2.720 lít nước cho sản xuất một áo T-shirt. Các quá trình gia công bằng hóa chất cũng tạo ra ít nước thải hơn và có phát thải cacbon thấp hơn, góp phần vào dấu chân năng lượng ít hơn.

Bộ sưu tập tối giản cho thấy rằng các có thể có thực hành bền vững mà không cần mất đi tính thẩm mỹ. Nhờ phương pháp mới, bất kỳ nhà thiết kế nào tạo ra hàng may mặc được làm từ 100% bông hay visco là cơ bản đảm bảo rằng hàng may mặc của họ có thể được tái chế. Quần áo bằng bông và visco thậm chí có thể được lấy ra khỏi các bãi chôn rác và gia công thành vật liệu thoái biến sinh học và sạch.

Ngành thời trang là một trong những ngành công nghiệp ô nhiễm nhất thế giới. Dựa vào ước tính năm 2015, ngành phát thải 1.715 triệu tấn khí thải CO2 hàng năm và tạo ra chừng 92 triệu tấn thải rắn một năm. Trung bình, 79 tỷ mét khối nước được tiêu thụ cho sản xuất hàng may mặc hàng năm – đủ nước để cấp đầy 32 triệu bể bơi Olympic.

Nhóm thực hiện dự án hiện đang tìm quan hệ đối tác với các nhãn hàng thời trang khác để cải thiện các thực hành bền vững trong toàn ngành.

Theo vinatex.com

www.vinapack.com.vn

Công ty cổ phần Vinapack (VNP)

Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Phù Cát, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Tel: 02563 750 075 - Fax: 056 3850 668

VP đại diện: Số 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: 08 3872 2835 - Fax: 08 3872 2835

Email: info@vina-pack.com.vn

Website: www.vina-pack.com.vn

Mã số thuế: 4101392939